Ôm tiền chờ săn dự án bất động sản
Các doanh nghiệp bất động sản đang cắt giảm chi tiêu, chủ động bán một phần hoặc toàn bộ tài sản để có nguồn vốn cầm cự qua giai đoạn khó khăn.
Thị trường bất động sản gặp khó vì thiếu vốn, nhiều chủ đầu tư không cầm cự nổi buộc phải bán một phần hoặc toàn bộ dự án để tái cấu trúc tài chính; nhà đầu tư cầm tiền, đặc biệt khối ngoại sẵn dòng tiền chờ săn dự án không hề ít nhưng danh mục dự án pháp lý đủ "sạch" để xuống tiền lại khá hiếm.
Trao đổi với phóng viên, phó tổng giám đốc một công ty bất động sản quy mô nhỏ tại TP. Thủ Đức, TP.HCM cho biết công ty có 2 dự án bất động sản nhưng không xoay xở được vốn để triển khai tiếp. "Chúng tôi đang tìm nhà đầu tư để chào bán 10 - 15% giá trị doanh nghiệp, khoảng 30 tỷ đồng để có tiền triển khai dự án tại TP. Thủ Đức. Bởi 1 trong 2 dự án đã xong thủ tục, nếu không triển khai tiếp thì chúng tôi sẽ phá sản" - đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đói vốn, thiếu vốn, doanh nghiệp bất động sản chấp nhận lỗ, hạ giá sản phẩm
Các doanh nghiệp bất động sản, các chủ đầu tư đang trong tình trạng thiếu vốn, đói vốn, khó tiếp cận với các kênh huy động vốn như tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, thu tiền sớm của khách hàng.
Doanh nghiệp bất động sản mong muốn tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng để giải quyết những khó khăn trước mắt, về lâu dài cần có những chính sách gỡ những vướng mắc pháp lý của các dự án bất động sản tồn tại lâu nay.
Nguồn cung của thị trường bất động sản đã sụt giảm rõ rệt, trong 9 tháng của năm 2022 chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào thị trường giao dịch, chỉ tương đương khoảng 20% so với năm 2019. Tỷ lệ hấp thụ đạt mức thấp nhất so với từ năm 2015 cho đến nay.
Tuy nhiên, giá bất động sản bị đánh giá là đang ở mức cao, không phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Cơ cấu sản phẩm bất động sản cũng đang có những dấu hiệu bất hợp lý, tồn kho trên thị trường chủ yếu đến từ bất động sản cao cấp. Trong khi nhà thương mại giá rẻ, các căn hộ trung cấp vừa túi tiền rất ít trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lãi vay tăng cao đè nặng người mua nhà
Doanh nghiệp “khát vốn” trong bối cảnh thị trường khó khăn nên loạt chính sách hạ giá bán được tung ra nhằm kích cầu người mua. Tuy nhiên, lãi vay liên tục tăng cao đang gây ra áp lực không nhỏ đến người mua nhà.
Trong bối cảnh hiện nay, đa số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào tình trạng rất khó khăn; lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ; một số cổ phiếu bất động sản “nằm sàn”, đặc biệt là rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, có thể bị mất thanh khoản. Thực tế này đã khiến không ít doanh nghiệp đang phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để “tồn tại”.
Một trong số đó là việc hạ giá bán nhằm kích cầu người mua, huy động vốn. Nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, thậm chí đến 50% trị giá hợp đồng.
Đơn cử, một dự án tại Đồng Nai đang gây xôn xao thị trường khi đưa ra ưu đãi “khủng” như chiết khấu 50% cho 20 căn thanh toán nhanh ở một phân khu dự án.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất nền làng quê “nhốn nháo” trước thềm lên quận
Trước thông tin 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm sẽ được TP. Hà Nội hỗ trợ, quyết tâm đưa lên quận vào năm 2023, thị trường bất động sản tại đây trở nên sôi động, có nơi ghi nhận mức giá “ngất ngưởng” ở ngưỡng 190 triệu đồng/m².
Cuối tháng 10 vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ra quyết định về việc ủy quyền cho UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng thực hiện lập đề án thành lập quận, phường trực thuộc.
Trong 5 huyện trên, Đông Anh là địa phương có quy mô lớn nhất với diện tích hơn 180km², dân số khoảng 380.000 người, gồm 23 xã và 1 thị trấn. Tiếp đến là Gia Lâm với diện tích trải rộng gần 115km², dân số khoảng 280.000 người, gồm 20 xã và 2 thị trấn.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thủ đô đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ có 3-5 huyện lên quận, nhưng “nếu dàn hàng ngang thì khó thành công”. Do đó, TP. Hà Nội đã lựa chọn và sẽ hỗ trợ, quyết tâm đưa 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sun Group và khát vọng kiến tạo hệ sinh thái du lịch đẳng cấp cho Việt Nam
Xây dựng hệ sinh thái du lịch đẳng cấp khắp ba miền đất nước, tiên phong kiến tạo thương hiệu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng đẳng cấp, góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ du lịch quốc tế, đi đầu trong những xu thế bất động sản gắn với du lịch thời thượng nhất, 15 năm qua, Sun Group đã định hình một “thương hiệu kiến tạo và dẫn dắt xu hướng”.
Không thể phủ nhận hơn một thập kỷ qua, từ Đà Nẵng đến Sa Pa rồi Quảng Ninh, Phú Quốc…, những vùng đất có dấu chân khai mở và sự đầu tư kiến tạo, chung tay góp sức của những tập đoàn như Sun Group đều đã và đang có sự bứt tốc mạnh mẽ trong phát triển du lịch.
Một Bà Nà của Đà Nẵng hiểm trở, heo hút với những phế tích còn lại từ thời Pháp thuộc hay Sa Pa, vùng đất “ngủ quên” dù sở hữu Nóc nhà Đông Dương ngạo nghễ, nay đã trở thành điểm đến hàng đầu Việt Nam, đón hàng triệu khách mỗi năm. Tây Ninh có thể coi là một điển hình của sự bứt phá, khi ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2022, tỉnh này dẫn đầu về lượng khách cả nước với 595.000 lượt khách, riêng Sun World Ba Den Mountain của Sun Group đã đóng góp khoảng 400 ngàn lượt khách.