Sếp địa ốc "cắm" nhà chạy tiền thưởng Tết cho nhân viên
Là chủ công ty có gần 200 môi giới, độc quyền phân phối thành công hơn 1.000 căn hộ tại quận 12, nhưng cái Tết năm 2016 lại khiến anh T thực sự khổ sở vì…thiếu tiền mặt. Người ngoài, ai cũng nghĩ với số lượng căn hộ bán ra như vậy, công ty sẽ rủng rỉnh tiền. Nhưng ít ai biết, khi việc bán hàng suôn sẻ thì chủ đầu tư dự án lại không dễ chi tiền hoa hồng cho môi giới.
Gần 30 tỷ đồng phí môi giới của công ty anh T được chủ đầu tư quy đổi thành căn hộ. Đây là hàng tồn của dự án, phần lớn là căn hộ diện tích lớn, khó tiêu thụ. Tết cận kề mà tiền mặt của công ty trống rỗng, lại ôm thêm một đống căn hộ tồn kho, trở thành nỗi ám ảnh với anh T mỗi khi nhớ lại.
Những ngày cận Tết, anh T phải chạy như con thoi để làm thủ tục thế chấp vay tiền về trả lương thưởng cho nhân viên, đồng thời cho bán rẻ một số căn hộ để thu tiền mặt về. “Làm môi giới, nhìn bề ngoài có vẻ hoành tráng nhưng có những nỗi khổ chỉ người trong nghề mới hiểu. Không bán được hàng đã khổ, mà bán được hàng rồi chưa chắc đã lấy được tiền. Nên chuyện sếp “cắm” nhà riêng để xoay tiền nuôi quân không phải là hiếm.
Nhiều chủ đầu tư thấy bán được là họ kiếm cớ để trì hoãn thanh toán hoặc gây khó dễ đủ kiểu. Tiền về chậm, nhưng công ty vẫn phải ứng trước phí để trả cho môi giới để duy trì hệ thống bán hàng. Nếu không trường vốn thì công ty môi giới có thể phá sản ngay cả khi bán được hàng nhưng bị chủ đầu tư “ngâm” phí”, anh T tâm sự.
Xem chi tiết tại đây.
Thực hư chuyện thưởng tết ô tô của doanh nghiệp bất động sản
Bà Trương Thị Hồng, lãnh đạo sàn giao dịch bất động sản trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM kể lại câu chuyện, một nhân viên từng được tặng ô tô Honda City vì có thành tích xuất sắc trong năm 2016 cho biết, thực chất của việc tặng xe ô tô chỉ là cho mượn xe.
“Phần thưởng được công bố rộng khắp, nhưng thực chất người đứng tên chủ xe là công ty, người được tặng xe chỉ được lái xe đi tới khi nào không còn làm việc trong công ty nữa thì sẽ thu hồi lại chiếc xe đã tặng trên. Chính vì vậy, nói rằng công ty bất động sản tặng xe ô tô cho nhân viên nghe thì thấy hoành tráng nhưng thực chất, người nhận phần thưởng này chả mấy vui bởi đồ tặng chỉ là đồ mượn”, chị Hồng nói.
Ngoài ôtô, nhiều công ty địa ốc cũng phát đi thông báo cho biết, khen thưởng nhân viên bằng căn hộ, tiền mặt và nhiều quà tặng giá trị.
Tuy nhiên, việc tặng nhà cũng không khác gì tặng xe ô tô khi căn nhà vẫn do công ty đứng tên và người được tặng có thể bị đòi lại món quà này bất cứ lúc nào, bởi nhân viên ký hợp đồng có thời hạn. Hết hạn, công ty không ký hợp đồng mới thì người được thưởng sẽ phải nghỉ việc và nhà sẽ trả lại cho công ty.
Riêng thưởng tiền, quà có giá trị như ti vi, tủ lạnh… thì mới thực sự là quà của người được thưởng nhận. Nhưng giá trị thường không cao…
Ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty bất động sản BV Land cho rằng, trong ngành bất động sản 2017, nhiều doanh nghiệp lớn có doanh thu không như mong đợi bởi đa phần không có dự án mới mở bán. Lượng hàng bán ra cũng không nhiều, trong đó nhìn thẳng vào phía doanh nghiệp thông báo thưởng ô tô, nhà… cho nhân viên xuất sắc lại nằm trong top doanh nghiệp không có lượng hàng mới bán ra cũng như doanh thu năm 2017 không cao.
Xem chi tiết tại đây.
Ông Lê Thanh Thản: Tôi đang xin làm nhà ở xã hội giá 6 triệu đồng/m2
"Tôi đang xin TP. Hà Nội làm nhà ở xã hội với giá 6 triệu đồng/m2. Nếu được thì tôi cam kết sẽ làm 10.000 căn hộ và bán với giá 6 triệu đồng/m2 nhưng đề xuất kiến nghị một năm rồi mà vẫn chưa được duyệt", ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Cty CP Tập đoàn Mường Thanh chia sẻ nguyện vọng như vậy với báo chí.
Cụ thể, ông Thản cho biết: Tôi nghĩ quan trọng là người làm chính sách có muốn làm không thôi, chứ doanh nghiệp kiến nghị đề xuất thì rất khó. Bản thân tôi chỉ biết cố gắng làm được đến đâu thì làm.
Tôi nghĩ nhà giá rẻ thì phù hợp với đa số người dân. Ví như khu đô thị Thanh Hà, như tôi đã nói ở trên, chỉ sau 3 tháng đã bán hết 4.000 căn hộ. Nhiều gia đình thu nhập vừa phải đã bán nhà trên phố về đây mua 2 căn hộ, một cho vợ chồng con cái, một cho bố mẹ và còn đủ tiền mua thêm một cái ô tô để đi vào trung tâm làm việc. Đường xá giờ cũng thuận lợi rồi, ở xa chút cũng không có vấn đề gì.
Xem chi tiết tại đây.
Điểm rơi lợi nhuận của một số doanh nghiệp bất động sản
Ông Lê Viết Liên, Phó Tổng giám đốc CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (HDC) cho biết, giá đất ở Phường 12 và các khu vực ven thành phố Vũng Tàu đã tăng 30 - 50%, từ 11 triệu lên 14 - 15 triệu đồng/m2 vào cuối năm qua. Theo chu kỳ, TP. HCM là thị trường lớn sẽ tăng trưởng trước, sau đó, các tỉnh lân cận như Bà Rịa Vũng Tàu sẽ phục hồi có độ trễ.
Ông Liên phân tích, nhìn vào đồ thị lợi nhuận của HDC giai đoạn 2008 - 2010 khi thị trường TP. HCM đi xuống thì lợi nhuận của HDC lại đi lên và giai đoạn này, tức là từ năm 2018, dự báo sẽ là năm mà lợi nhuận của HDC khởi sắc. HDC vừa công bố đăng ký mua căn hộ dự án Fusion Suite Vũng Tàu thì có 160 suất đăng ký trong khi chỉ có 100 căn hộ chào bán.
Dự án mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận gối đầu cho HDC vào năm 2019. Năm 2018, HDC đặt kế hoạch 130 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với mức 95 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt được năm 2017.
Bà Rịa - Vũng Tàu còn có một yếu tố đặc thù là bất động sản du lịch đang phát triển mạnh. Những nhà đầu tư có thương hiệu như Novaland, Hưng Thịnh… đang triển khai các dự án bất động sản du lịch tại Vũng Tàu. Trong khi ở thị trường nhà ở, không ít các chủ đầu tư khác đã thông qua M&A để sở hữu quỹ đất, phát triển dự án tại Vũng Tàu.
Tại tỉnh Bình Dương, CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) sở hữu nhiều dự án bất động sản đã thông qua kế hoạch năm 2018 với dự kiến đạt hơn 200 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 20% so với năm 2017. Nhiều người trong nghề đánh giá rằng, đây là mức tăng trưởng lợi nhuận không nhỏ, nhưng so với tiềm năng của IJC thì vẫn còn khiêm tốn.
Xem chi tiết tại đây.
Tìm cơ chế mới cho nhà ở xã hội
Thành công của gói 30.000 tỷ đồng đem lại cơ hội cho hàng vạn người có điều kiện tiếp cận và sở hữu nhà ở tại TP.HCM cũng như Hà Nội và một số ít các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, con số này vẫn còn quá ít nếu so sánh với số lượng lên đến hàng triệu hộ gia đình đang không đủ khả năng có một căn hộ với các điều kiện sinh sống tối thiểu.
Cho tới thời điểm hiện tại, khi chưa có gói vốn ưu đãi thay thế gói 30.000 tỷ đồng, thì doanh nghiệp xây nhà ở xã hội vẫn gặp khó.
Trong suốt hơn 1 năm qua, gói tín dụng ưu đãi nối tiếp gói 30.000 tỷ đồng, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội đã liên tục được đề cập, nhưng vẫn chưa thể tiến hành giải ngân vì nhiều lý do. Trong đó, chủ yếu là bố trí nguồn vốn, do nguồn vốn cần ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất.
Cũng cần nói thêm, việc gói vốn ưu đãi tập trung nhiều vào nguồn cung, nhưng lợi nhuận lại bị khống chế khiến việc phát triển nhà ở xã hội không thực sự thu hút doanh nghiệp. Mặt khác, cơ cấu sản phẩm nhà ở xã hội chủ yếu để bán, mà không hướng tới đối tượng cho thuê, thuê mua, trong khi các đối tượng có nhu cầu thuê và thuê mua đang rất lớn.
Xem chi tiết tại đây.
Vì sao Hà Nội khan hiếm “đất sạch”?
Có quỹ đất sạch, nhà nước có một kênh tăng nguồn thu lớn cho ngân sách thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, tạo điều kiện để đất đai tham gia thị trường hàng hóa và phát triển thị trường bất động sản; là một kênh tham khảo để điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường; có điều kiện thúc đẩy các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội; tăng khả năng hoàn thành các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch và sử dụng đất hiệu quả; hạn chế bức xúc của doanh nghiệp khi phải tiếp cận đất đai theo cơ chế xin-cho.
Đối với nhiều tỉnh (ví dụ như Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh. . .), quỹ đất sạch được đánh giá là đã góp phần quan trọng trong thu hút các dự án đầu tư, tạo lực đẩy cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Có quỹ đất sạch, chủ đầu tư có điều kiện cạnh tranh lành mạnh khi tiếp cận đất đai dễ dàng hơn, bình đẳng hơn thông qua các hình thức minh bạch; giảm được thời gian, thủ tục và sự “phiền toái” trong công tác GPMB, nhất là với các dự án mà chủ đầu tư phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Có cơ sở để xác định rõ thời điểm bắt đầu và hoàn thành dự án, đây là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của dự án.
Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của Hà Nội đã minh chứng cho hiệu quả của việc tạo quỹ đất sạch: Năm 2014, đã đấu giá được 18,3ha, thu về cho ngân sách 2.990 tỷ đồng; năm 2015, đã đấu giá được 18,9ha, thu về cho ngân sách 3.398 tỷ đồng; năm 2016, đã đấu giá được 29,8ha, thu về cho ngân sách 4.221 tỷ đồng; dự kiến năm 2017, sẽ đấu giá 102ha, thu ngân sách 10.000 tỷ 183 đồng.
Đồng thời đã GPMB tạo quỹ đất sạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho các khu, cụm công nghiệp; đến nay đã hình thành 19 khu công nghiệp, khu công nghệ cao với diện tích quy hoạch 5.250ha; 110 cụm với diện tích trên 3.000ha để cho gần 1.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê làm cơ sở sản xuất; hỗ trợ cho công cuộc cải thiện môi trường Thủ đô khi di chuyển hàng trăm cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội đô và các khu dân cư.
Xem chi tiết tại đây.