Aa

Phân bổ tài sản như thế nào trong các chu kỳ giá cả?

Thứ Bảy, 06/01/2024 - 06:09

Nền kinh tế trong dài hạn sẽ luôn tăng trưởng nhưng vẫn tồn tại những biến động trong ngắn hạn, và những biến động này sẽ ảnh hưởng tới giá cả của các tài sản đầu tư. Vậy cần phân bổ tài sản như thế nào trong các chu kỳ giá cả?

Hiện nay, có 04 chu kỳ kinh tế chính vận động xuyên suốt, lặp đi lặp lại suốt chiều dài lịch sử và mỗi một chu kỳ lại có những đặc điểm khác nhau. 4 chu kỳ kinh tế bao gồm: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh; có thể cho là tương ứng với các chu kỳ giá cả: Đình lạm, giảm phát, tăng phát và lạm phát. Vậy nhà đầu tư nên đầu tư gì, phân bổ tài sản đầu tư như thế nào trong mỗi chu kỳ đó?

Phân bổ tài sản như thế nào trong các chu kỳ giá cả?- Ảnh 1.

Lạm phát: Khi kinh tế tăng trưởng đi cùng với lạm phát tăng, nghĩa là nền kinh tế vẫn đang vận động tốt, miễn là lạm phát duy trì ổn định và không phi mã. Lúc này hoạt động kinh doanh sẽ tốt, nhu cầu tiêu dùng gia tăng, chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng nên thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng trưởng. Ngoài ra, cung tiền bơm ra tốt, thì dòng tiền sẽ chảy vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản.

Đình lạm: Khi kinh tế tăng trưởng chậm nhưng lạm phát cao (như kinh tế thế giới giai đoạn chiến sự Nga - Ukraine), các ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ có xu hướng tăng lãi suất kiềm lạm phát và hy sinh tăng trưởng kinh tế. Vì mục tiêu hàng đầu của các NHTW vẫn là bình ổn giá. Lúc này kinh tế sẽ thu hẹp, môi trường lãi suất cao, cung tiền thu hẹp, các doanh nghiệp sẽ rất khó kinh doanh và lãi vay tăng cao "bóp nghẹt" lợi nhuận, dễ gây thua lỗ.

Giai đoạn này tiền mặt sẽ có giá trị hơn cũng như các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu thiết yếu (ví dụ như điện nước, hàng tiêu dùng - nhóm phòng thủ) và ít vay nợ sẽ được dòng tiền chú ý.

Tăng phát: Tăng phát được sử dụng với mục đích chống lại sự giảm phát khi lạm phát giảm về nhỏ hơn 0. Xảy ra khi chính phủ muốn kích thích lại kinh tế, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh sau một thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc suy thoái.

Trong giai đoạn này, Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp như: giảm lãi suất, giảm thuế, bơm tiền… Điều này sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng. Chính sách tiền tệ mở rộng cũng tốt cho kênh chứng khoán và bất động sản. Ngoài ra, đầu tư trái phiếu để kỳ vọng giá trái phiếu tăng khi lãi suất tiếp tục giảm.

Giảm phát: Xảy ra giữa hoặc sau giai đoạn suy thoái. Khi đó sản lượng kinh tế sẽ bị chậm lại do nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm. Giảm phát khiến giá tài sản giảm, buộc các nhà sản xuất phải thanh lý hàng tồn kho của họ. Trong khi đó, người tiêu dùng lại có xu hướng tích trữ tiền mặt phòng ngừa rủi ro cũng như kỳ vọng giá hàng hóa tiếp tục xu hướng giảm.

Thời điểm này, Chính phủ sẽ có xu hướng kích thích kinh tế bằng bơm tiền, nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa. Lãi suất có xu hướng giảm, nhà đầu tư mua trái phiếu với kỳ vọng giá trái phiếu tăng. Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh an toàn và dòng tiền tốt sẽ được ưu tiên./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top