Aa

Phát hiện nhiều sai phạm tại dự án nước sạch huyện Yên Phong – Bắc Ninh

Thứ Năm, 12/07/2018 - 20:01

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch huyện Yên Phong – Bắc Ninh thực chất đã để xảy ra hoàng loạt sai phạm nghiêm trọng. Từ quá trình lập kế hoạch dự án, vật liệu sai quy định đến việc khảo sát thi công,… đều có sự lắt léo của chủ đầu tư, đơn vị giám sát, thi công mà cơ quan chức năng không biết?

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống mạng đường ống cấp nước tập trung cụm xã Long Châu - Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, Bắc Ninh (gọi tắt - Dự án nước sạch huyện Yên Phong) do Công ty CP đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư là 41,7 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2015 – 2016.

Đây là doanh nghiệp được hình thành từ khối xây lắp của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh. Vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Giám đốc đương nhiệm là ông Lưu Xuân Tâm. Trụ sở công ty: Đường Nguyễn Đăng Đạo - khu Y Na - phường Kinh Bắc - TP. Bắc Ninh. Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước; Quản lý vận hành hệ thống cấp, thoát nước; Xây dựng công trình cao, hạ thế đến 35KV;...

Ngày 31/12/2015 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 1735/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án với định hướng, dự báo quy mô dân số, tiêu chuẩn cấp nước cho giai đoạn 2020 – 2030 phải dùng nước sạch.

Với sơ đồ dây chuyền, nước sạch từ mạng cấp nước sạch (của nhà máy nước thị trấn Chờ/nhà máy nước FTVINA) -> đồng hồ tổng (của dự án) -> trạm bơm tăng áp -> mạng cấp nước các xã Long Châu, Trung Nghĩa.

Trong tổng mức đầu tư 41,7 tỷ đồng sẽ được phân bổ cho nhiều chi phí như chi phí xây dựng (36 tỷ), chi phi thiết bị (584,6 triệu đồng), chi phí quản lý dự án (627 triệu đồng), chi phí tư vấn (1,66 tỷ đồng), chi phí khác (413 triệu đồng)…

Chủ đầu tư "làm lố"?

Dù là dự án cấp nước sạch của huyện với quy mô hàng chục tỷ đồng nhưng lại xuất hiện quá nhiều sai phạm. Đầu tháng 6/2018, Kết luận của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thanh tra toàn diện 14 dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy, những sai phạm lớn của dự án nước sạch huyện Yên Phong.

Nhà thầu thi công xây lắp, không lập và phê duyệt biện pháp thi công công trình; nghiệm thu không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại một số vật liệu như tôn mát, lưỡi cưa cắt bê tông, dẫn đến việc áp dụng đơn giá tôn mát, lưỡi cưa cắt bê tông cao hơn giá tại thời điểm.

Thi công một số công việc không đúng thiết kế, tuy nhiên không chỉnh sửa bản vẽ hoàn công, không tổ chức nghiệm thu khối lượng theo thực tế thi công, mà nghiệm thu theo bản vẽ thiết kế.

Cụ thể, một số đoạn ống phân phối D250 đi chung hào với tuyến ống truyền dẫn nước sạch D250 về trạm nhưng nghiệm thu khối lượng đi riêng hào; quyết toán thừa khối lượng cắt đường bê tông một số tuyến. Không tổ chức thẩm định giá một số vật liệu không có trong công bố giá theo yêu cầu của đơn vị thẩm tra hồ sơ dự toán thiết kế; Áp dụng định mức công tác Nối ống bê tông cao hơn so với quy định. Chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp đã vi phạm khoản 3, khoản 6, khoản 7, khoản 12, điều 25 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo vệ sinh chất lượng nước thì Công ty CP đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Bắc Ninh cũng mắc phải, điều này cũng bị UBND tỉnh Bắc Ninh nêu rõ. Không chỉ vậy, cơ quan chức năng cũng phải hiện 01 mẫu không đạt chỉ tiêu Colifom tổng số và Colifom chịu nhiệt cao so với quy định (Quy định cho phép KPH) chiếm 3%.

Từ chủ đầu tư đến đơn vị giám sát thi công đều có vấn đề tại Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Yên Phong - Bắc Ninh. Ảnh minh hoạc

Từ chủ đầu tư đến đơn vị giám sát thi công đều có vấn đề tại dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Yên Phong - Bắc Ninh. Ảnh minh hoạ.

Trách nhiệm của Công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương ra sao?

UBND tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ rõ, Công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương là nhà thầu khảo sát địa chất đã để thiếu dự thảo Hợp đồng tham gia giao nhận thầu. Điều này là chưa đúng theo quy định tại điều 56, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Ngoài ra, dự án cũng thiếu văn bản phân công nghiệm vụ cho các nhân sự tham gia thực hiện khảo sát địa chất công trình.

Phương án khảo sát có nội dung về biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng chưa đảm bảo do chủ trì khảo sát tự thực hiện giám sát, nội dung biện pháp tự kiểm soát chất lượng sơ sài, thiếu phương án cụ thể; Thiếu nội dung theo quy định tại Khoản 2, điều 13, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (thiếu nội dung phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát); không xác định tọa độ, vị trí lỗ khoan;

Dự án thiếu hồ sơ tài liệu thể hiện việc tự kiểm soát chất lượng công tác khảo sát theo phương án lập như văn bản cử cán bộ giám sát công tác khảo sát, giấy chứng nhận hiệu chuẩn máy móc thiết bị phục vụ khảo sát; Biểu mẫu ghi chép hiện trường cho thí nghiệm SPT chưa đảm bảo theo TCVN 9351-2012 (tiêu chuẩn áp dụng)…

Nhiệm vụ khảo sát không nêu căn cứ nghiệm vụ thiết kế công trình; nội dung nhiệm vụ khảo sát chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3, điều 12, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (thiếu dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng; thời gian thực hiện khảo sát xây dựng); không xác định tọa độ, vị trí lỗ khoan;

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top