Lịch sử ra dời của phong cách Beaux-Arts
Trong tiếng Pháp, thuật ngữ Beaux-Art có nghĩa là mỹ thuật hay nghệ thuật đẹp. Phong cách Beaux-Arts bắt nguồn từ Pháp, dựa trên những ý tưởng được giảng dạy tại L'École des Beaux Arts (Trường Mỹ thuật) huyền thoại , một trong những trường kiến trúc và thiết kế lâu đời nhất và được đánh giá cao nhất ở Paris.
Thuật ngữ Beaux-Arts xuất phát từ Paris với tuổi đời 370 năm nhưng phong cách kiến trúc Beaux-Arts đã xuất hiện từ Hy Lạp - La Mã-Ai Cập lại hơn 2.500 năm trước.
Giai đoạn kéo dài từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp trên toàn thế giới. Trong thời kỳ này, sau nội chiến, Hoa Kỳ đã trở thành một cường quốc thế giới. Cũng cùng thời gian đó, kiến trúc ở Mỹ đã trở thành một nghề được cấp phép yêu cầu phải đi học.
Beaux-Arts là một tập hợp sang trọng của các phong cách kiến trúc Tân cổ điển và Phục hưng Hy Lạp. Là một thiết kế chủ đạo trong Thời đại mạ vàng, Beaux-Arts là phong trào phổ biến nhưng tồn tại trong thời gian ngắn ở Hoa Kỳ, kéo dài từ khoảng năm 1885 đến năm 1925.
Còn được gọi là Chủ nghĩa cổ điển Beaux-Arts, Chủ nghĩa Cổ điển Học thuật hoặc Sự Phục hưng Cổ điển, Beaux Arts là một hình thức tân cổ điển muộn. Nó kết hợp kiến trúc cổ điển từ Hy Lạp và La Mã cổ đại với những ý tưởng thời Phục hưng. Kiến trúc Beaux-Arts đã trở thành một phần của phong trào Phục hưng Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19.
Đặc điểm của phong cách kiến trúc Beaux-Arts
Đặc trưng của phong cách Beaux-Arts là sự trật tự, đối xứng, thiết kế trang trọng, sự hoành tráng và trang trí cầu kỳ. Đặc điểm kiến trúc bao gồm lan can, ban công, cột, phào chỉ, hoa văn và chân tường hình tam giác . Bên ngoài bằng đá rất đồ sộ và hoành tráng trong tính đối xứng của chúng; nội thất thường được đánh bóng và trang trí xa hoa với các tác phẩm điêu khắc, swags, huy chương, hoa và khiên.
Nội thất thường sẽ có một cầu thang lớn và phòng khiêu vũ sang trọng. Những mái vòm lớn sánh ngang với những mái vòm La Mã cổ đại. Theo Bộ phận Bảo tồn Lịch sử Louisiana, "Chính phong cách sặc sỡ, gần như biểu diễn, trong đó các yếu tố này được cấu tạo nên đã mang lại hương vị đặc trưng của phong cách này."
Ở Hoa Kỳ, phong cách Beaux-Arts đã dẫn đến những khu dân cư được quy hoạch với những ngôi nhà lớn, phô trương, những đại lộ rộng và những công viên rộng lớn. Do quy mô và sự hoành tráng của các tòa nhà, phong cách Beaux-Arts được sử dụng phổ biến cho các tòa nhà công cộng như bảo tàng, nhà ga, thư viện, ngân hàng, tòa án và các tòa nhà chính phủ.
Một số kiến trúc Beaux-Arts ở Việt Nam
Một vài cổ tích Beaux-Arts ở Sài Gòn và Hà Nội
Năm 1868, hai kiến trúc sư đoạt giải Prix de Rome là Joseph Louis và Honoré Daumet hoàn tất Palais de Justice/Tòa án Paris. Ngay lập tức, kiến trúc Tòa án Sài Gòn và Hà Nội mang nặng ảnh hưởng Tòa án Paris.
Theo sử gia Tim Doling hiện ở Sài Gòn, Tòa án Sài Gòn do kiến trúc sư Alfred Foulhoux học L’École des Beaux-Arts (1862-1870) vẽ kiểu, xây năm 1881 - 1885. Cửa vòm, dãy cột Perrault đứng thành đôi, họa tiết tỉ mỉ hầu như còn nguyên vẹn. Trên đường Gia Long (Sài Gòn xưa), kiến trúc sư Alfred Foulhoux thiết kế Dinh Thượng Thơ khoảng 1875 và Dinh Gia Long khoảng 1885.