Aa

Quá lãng phí những khu tái định cư tiền tỷ bỏ hoang

Thứ Bảy, 08/07/2017 - 13:53

Sở hữu hàng loạt "đất vàng", vì sao cổ đông vẫn lạnh lùng với xe đạp Thống Nhất? Dân hai quận đề nghị dừng xây dựng nhà cao tầng ở nội thành, Hà Nội nói gì? Nghĩ về nhóm cổ đông nhỏ từ chuyện ĐHCĐ Sacombank; Quá lãng phí những khu tái định cư tiền tỷ bỏ hoang... là những thông tin chính BĐS 24h qua.

Sở hữu hàng loạt "đất vàng", vì sao cổ đông vẫn lạnh lùng với xe đạp Thống Nhất?

Xe đạp Thống Nhất dưới thời bao cấp từng được coi là một huyền thoại và từng chiếm trọn thị trường trong nước gần như không có đối thủ, ngay cả đối với các dòng xe nhập khẩu.

Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, xe đạp Thống Nhất lại bị thu hẹp thị phần nhanh chóng và dường như bị lép vế so với nhiều hãng xe nhập khẩu.

Tháng 6/2016, xe đạp Thống Nhất đã phải cổ phần hóa bằng việc tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng hơn 3 triệu cổ phần của Công ty TNHH MTV Thống Nhất, tương đương 12,81% vốn điều lệ.

Sở hữu hàng loạt 'đất vàng', cổ đông vẫn lạnh lùng với xe đạp Thống Nhất.

Sở hữu hàng loạt '"đất vàng", cổ đông vẫn lạnh lùng với xe đạp Thống Nhất.

Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của Thống Nhất dự kiến sẽ đạt 237 tỷ đồng. Cổ đông nhà nước là UBND Tp.Hà Nội sẽ chỉ còn nắm giữ 10,7 triệu cổ phiếu, tương đương 45% vốn điều lệ. Cùng với đó, Thống Nhất cũng sẽ chào bán 9,9 triệu cổ phiếu, tương đương 41,69% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược. Cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, nhân viên là 120.000 cổ phiếu (0,5%).

Đấy là mức kỳ vọng, còn thực tế, dù lượng chào mua cao gấp đôi lượng chào bán nhưng phiên đấu giá không thực sự sốt khi nhà đầu tư đặt giá khá thấp. Mức giá trúng thầu bình quân chỉ là 10.386 đồng/CP.

Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi lớn, vì xe đạp Thống Nhất ai cũng biết là chủ sở hữu của hàng loạt lô đất vàng tại Hà Nội?

Xem thêm tại đây.

Nghĩ về nhóm cổ đông nhỏ từ chuyện ĐHCĐ Sacombank

Cổ đông cứ phản đối, doanh nghiệp vẫn cứ làm, thực trạng này tiếp tục lặp lại trong mùa đại hội cổ đông năm nay. Nhưng câu chuyện có vẻ gây xôn xao hơn cả tại ĐHCĐ của ngân hàng Sacombank tổ chức mới đây.

Sau hàng loạt đồn đoán, cuối cùng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã tổ chức Đại hội cổ đông thành công khi các kế hoạch trước đó của Ban quản trị đều được thông qua.

Về nhân sự, ông Dương Công Minh đến từ Him Lam là người ngồi vào ghế Chủ tịch Sacombank, 5 thành viên HĐQT còn lại được bầu là ông Kiều Hữu Dũng, ông Nguyễn Miêu Tuấn, ông Nguyễn Xuân Vũ, ông Phạm Văn Phong và bà Lê Thị Hoa là thành viên HĐQT độc lập.

Những lời hứa của ông Dương Công Minh về giải quyết nợ xấu và lợi nhuận của Sacombank là con số đáng mơ ước đối với một ngân hàng bê bết vì nợ xấu, trích lập dự phòng. Tuy nhiên, lời hứa đó có thành hiện thực hay không còn cần những nỗ lực rất lớn từ HĐQT và ban điều hành. Trong thời gian tới đây, chắc chắn nhiều cổ đông vẫn sẽ đặt niềm tin vào Sacombank nhưng cũng có khả năng không ít cổ đông sẽ "chia tay" ngân hàng này khi niềm tin bị đổ vỡ.

Tại ĐHĐCĐ vừa qua, có những thời điểm không khí đại hội diễn ra khá căng thẳng khi nhiều cổ đông đã không kìm chế được cảm xúc, chất vấn rất gay gắt về trách nhiệm của ông Trầm Bê trong việc khiến ngân hàng làm ăn thua lỗ, cổ đông chịu thiệt.

Xem thêm tại đây.

Sau LienVietPostBank và Sacombank, đến lượt SeABank đổi nhân sự cấp cao

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa có thông báo về việc ông Đặng Bảo Khánh đã có thư từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc.

Theo đó, Hội đồng quản trị SeABank đã bổ nhiệm ông Lê Văn Tần, Phó tổng giám đốc giữ chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách ngân hàng thay thế ông Đặng Bảo Khánh, kể từ ngày 5/7.

Ông Đặng Bảo Khánh đã tham gia công tác điều hành và làm việc tại SeABank từ năm 2009. Ông Khánh tin tưởng đây là thời điểm thích hợp nhất để chuyển giao vị trí cho người điều hành mới.

Xem thêm tại đây.

Dân hai quận đề nghị dừng xây dựng nhà cao tầng ở nội thành, Hà Nội nói gì?

UBND TP. Hà Nội vừa trả lời kiến nghị của người dân các quận Hà Đông, Hoàn Kiếm về đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét dừng việc quy hoạch xây dựng các nhà cao tầng ở nội thành vì hiện nay hạ tầng xã hội không đáp ứng được.

Theo UBND TP. Hà Nội, hiện nay việc xem xét, phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà cao tầng ở các quận nội thành phải tuân thủ theo: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTG ngày 26/7/2011; Quy hoạch phân khu đô thị có liên quan do UBND Thành phố phê duyệt, trong đó đảm bảo tuân thủ quy mô dân số, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

 Ngoài ra, phải căn cứ vào Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử do UBND Thành phố ban hành.

 “Đối với các trường hợp dự án không đáp ứng được các quy định trên, thành phố không xem xét, phê duyệt quy hoạch”, UBND TP. Hà Nội cho biết.

Nhà cao tầng gây ùn tắc trên phố Lê Văn Lương. Ảnh: Tuấn Minh

Nhà cao tầng gây ùn tắc trên phố Lê Văn Lương. Ảnh: Tuấn Minh

Theo lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, việc xem xét, phê duyệt quy hoạch xây dựng các nhà cao tầng ở các quận nội thành hiện nay đã tuân thủ các nguyên tắc quản lý, xây dựng công trình cao tầng, chiều cao tối đa trong khu vực nội đô lịch sử (gồm 7 khu: Khu Trung tâm chính trị Ba Đình, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu phố Cổ, Khu phố cũ, Khu vực Hồ Gươm và phụ cận, Khu vực Hồ Tây và phụ cận, Khu vực hạn chế phát triển). 

Xem thêm tại đây.

Quá lãng phí những khu tái định cư tiền tỷ bỏ hoang

Để có được con đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện đại như hôm nay, 4.300 hộ dân của huyện Bảo Thắng đã phải nhượng đất, chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, do sự quy hoạch bất hợp lý, thiếu sự tham vấn ý kiến người dân, sau 7 năm, các khu tái định cư (TĐC) này thành nơi trồng cỏ voi nuôi bò. Có những khu TĐC bố trí cho trăm hộ dân nhưng chỉ vài mái nhà có hơi người.

Về Bảo Thắng, không khó tìm ra các điểm TĐC bị bỏ hoang. Một người dân nói vui, các anh đi qua chỗ nào ít nhà dân, có hàng đèn cao áp rỉ sét, cỏ voi mọc um tùm, ấy là khu TĐC. Nghe vừa hài hước nhưng cũng vô cùng chua xót.

Điểm chúng tôi tìm về đầu tiên là xã Sơn Hà, nơi nằm ven con sông Hồng, có cao tốc cắt ngang địa bàn. Sơn Hà có khu hai TĐC đó nằm ở thôn An Hồng và An Thắng với tổng diện tích 3,4 ha được đầu tư xây dựng từ năm 2010. Trong đó, khu TĐC thôn An Hồng được đâu tư với quy mô gần 1 ha cho 35 hộ dân về ở. Khu còn lại dành chung cho 76 hộ dân thuộc hai thôn An Thắng và An Trà.

Khu TĐC An Hồng rộng lớn, điện, đường hiện đại nhưng vắng hơn chùa bà Đanh

Khu TĐC An Hồng rộng lớn, điện, đường hiện đại nhưng vắng hơn chùa bà Đanh

Chúng tôi vẫn tưởng đến nhầm chỗ, trong khi vị cán bộ địa chính xã Sơn Hà chỉ tay quả quyết: “Giới thiệu với các anh, đây là khu TĐC An Hồng”. Nhìn quanh một vòng, chúng tôi chỉ thấy hai ngôi nhà cấp bốn nằm len lỏi giữa những bãi cỏ voi cao quá đầu người.

Xem thêm tại đây. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top