Aa

Quốc gia nào thu thuế bất động sản cao nhất?

Thứ Bảy, 22/09/2018 - 23:29

Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Ireland và Thụy Điển là các quốc gia có thuế suất bất động sản cao nhất thế giới; trong khi New Zealand là 1 trong 9 nước áp dụng mức thuế 0%.

Theo ông Michael A. Gillen, giám đốc bộ phận kế toán thuế tại Công ty luật Duane Morris ở Philadelphia (Mỹ), Mỹ đứng trong top đầu danh sách về gánh nặng thuế đối với bất động sản.

Với mức thuế 28,6%, nước Mỹ có thuế suất bất động sản cao thứ sáu trong số 35 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - ông Gillen trích dẫn số liệu của Tổ chức Quỹ thuế năm 2015. “Chỉ có Đan Mạch (42%), Pháp (34,4%), Phần Lan (33%), Ireland (33%) và Thụy Điển (30%) là có thuế suất cao hơn”, ông Gillen cho biết thêm.

Tuy nhiên, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Anh (28%) và Canada (22,6%) không đánh thuế với các ngôi nhà đầu tiên mà người dân sở hữu, ông Gillen nói. Bồ Đào Nha không thu thuế bán căn nhà đó nếu số tiền thu về được sử dụng để mua một nơi ở khác tại nước này hoặc tại một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

Doanh số nhà thứ cấp bị đánh thuế là 34% ở Phần Lan, 28% ở Anh, 27% ở Canada, 26,5% ở Bồ Đào Nha và 19% ở Pháp.

Có 9 quốc gia OECD đã miễn hoàn toàn phần lớn thu nhập. Trong đó có New Zealand, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Bevan Miles, thuộc công ty luật Chapman Tripp ở Auckland (New Zealand), cho biết mặc dù nước này không có thuế lợi tức chung nhưng lợi nhuận từ việc bán nhà ở có thể phải chịu thuế thu nhập trong một số trường hợp. Mức thuế áp cao nhất lên một cá nhân là 33%.

Các trường hợp bị tính thuế có thể kể đến việc mua bán bất động sản với mục đích kinh doanh.

“Chúng tôi cũng có một quy định tương đối mới về thuế thu được từ việc bán bất động sản nhà ở nếu việc bán này xảy ra trong 2 năm mua lại đất (trong một số trường hợp được áp dụng với ngay cả tài sản là căn nhà đầu tiên của chủ nhà)”, ông Miles nói.

Tại Mỹ, nếu một căn nhà được bán trong vòng 1 năm sau khi mua, lợi nhuận vốn sẽ được coi là ngắn hạn và sẽ bị đánh thuế ở mức thuế thu nhập thông thường, lên tới 39,6%, ông Gillen cho biết. Tỷ lệ tăng vốn dài hạn là 20% đối với người nộp thuế trong khung thuế 33% và mức cao hơn (người nộp thuế có thu nhập năm 2016 bằng hoặc lớn hơn khoảng 190.000 USD và người đóng thuế cùng với thu nhập bằng hoặc vượt quá 231.000 USD).

Tuy nhiên, loại trừ thuế cho phép một người bán duy nhất 250.000 USD trong lợi nhuận miễn thuế, 500.000 USD cho các cặp vợ chồng đã khai thuế chung. Người bán phải sở hữu và sử dụng nhà làm nơi cư trú chính trong ít nhất 2 năm trước khi bán. Những loại trừ này chỉ áp dụng cho các ngôi nhà chính, không áp dụng cho việc bán nhà thứ hai hoặc thứ ba.

Ông Gillen lưu ý thêm, không chỉ các khoản tăng vốn có thể bị đánh thuế ở cấp liên bang, tại Mỹ, chúng cũng có thể chịu thuế lợi tức của địa phương, dao động từ 0% ở các bang không có thuế thu nhập (như Florida, Texas và South Dakota) đến 12,3% (ở California).

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top