Sợ “bong bóng”, nhiều địa phương siết lại thị trường địa ốc
Bắt đầu từ cuối năm 2017, thị trường bất động sản Đồng Nai trở nên “sốt nóng” bởi việc nhiều chủ đầu tư liên tục chào bán sản phẩm đất nền phân lô ra thị trường. Thậm chí, có những trường hợp thu gom đất nông, lâm nghiệp của người dân rồi vẽ dự án giả bán cho khách hàng. Đặc biệt, các sản phẩm và dự án nằm ở quanh huyện Long Thành và Biên Hòa - nơi tọa lạc dự án Sân bay Quốc tế Long Thành trong tương lai - thu hút lượng lớn khách hàng.
Chỉ trong thời gian ngắn, từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2018, ghi nhận của phóng viên cho thấy, giá đất tại nhiều địa phương thuộc Đồng Nai bị đẩy lên tới vài ba lần. Chẳng hạn, đất nông nghiệp ở một số nơi như TP. Biên Hòa tăng lên mức 20 - 50 tỷ đồng/ha, tại các huyện khu vực giáp ranh Biên Hòa cũng từ 10 - 15 tỷ đồng/ha.
Cụ thể hơn, theo khảo sát, giá đất tại xã Hiệp Hòa, phường Thống Nhất bị đẩy cao gấp 2 lần so với đầu năm 2017, đất nông nghiệp được rao bán với giá 40 - 50 tỷ đồng/ha, đất thổ cư 10 - 14 triệu đồng/m2. Trong khi đầu năm 2017, giá đất ở tại đây chỉ khoảng 5 - 10 triệu đồng/m2. Tại các khu vực xã Hóa An, phường Bửu Hòa, phường Tân Vạn (TP. Biên Hòa), giá đất cũng tăng cao do có thông tin sẽ làm đường nối cầu Bửu Hòa với Quốc lộ 1K. Tại huyện Cẩm Mỹ, giá đất nông nghiệp cũng tăng 30 - 60% do có thông tin tại đây sẽ quy hoạch khu công nghiệp…
Trong khi đó, tại các huyện khác như Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch, tình trạng phân lô, bán nền và chuyển nhượng qua lại bằng giấy tay diễn ra tràn lan.
Trước tình trạng này, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh và Sở Xây dựng rà soát toàn bộ thị trường. Mới đây, kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên - Môi trường Đồng Nai cho thấy, 5 địa phương đang "nóng" về tình trạng tự phân lô, bán nền là TP. Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.
Xem chi tiết tại đây.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi toàn bộ đất vàng 8-12 Lê Duẩn (TPHCM) để đấu giá lại
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về thanh tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.
Theo đó, khu đất số 812 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2 thuộc sở hữu nhà nước ban đầu do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc. Đến năm 2010, 4 công ty thuộc Bộ Công Thương (sau này là cổ đông sáng lập Công ty CP Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư Kido).
Sau khi chuyển nhượng CTCP Đầu tư Lavenue có vốn 2.100 tỷ đồng gồm 3 cổ đông là Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh Nhà TP.HCM, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và Công ty TNHH Đầu tư Kido. Trong đó, chiếm tỷ lệ 50%.
Xem chi tiết tại đây.
Cư dân Chung cư BMM kêu cứu
Nhiều hộ dân tại Tòa nhà BMM (tổ 19 Xa la, phường Phúc La, quận Hà Đông Hà Nội) cho biết, chủ đầu tư là liên danh Công ty TNHH Sản xuất thương mại BMM (Công ty BMM) và Công ty cổ phần Sông Đà 12 đang khiến hàng trăm hộ dân sống trong tình trạng thấp thỏm lo âu khi hàng loạt vấn đề, sự cố chưa được giải quyết thấu đáo.
Chị Nguyễn Thúy Vĩnh, ủy viên Ban quản trị bức xúc: “Đã hơn 4 năm chúng tôi dọn về đây ở, nhưng đến nay cũng chỉ là ở tạm, vì chủ đầu tư chưa thể bàn giao nhà chính thức…”.
Tương tự, cô Đặng thị Thảo, một cư dân Chung cư BMM cho biết: “Gia đình tôi đã về đây ở được 4 năm, nhưng chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ của mình với cư dân. Nổi cộm là việc chiếm dụng sân chơi làm bãi đỗ xe, thiếu an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Đặc biệt, chủ đầu tư cho thuê tầng 2 làm xưởng may, tầng 1 cho thuê làm nơi bày đồ nội thất, không đảm bảo an toàn phóng cháy chữa cháy. Cư dân hiện đang rất lo lắng”.
Một cư dân khác cho biết thêm, không chỉ những vấn đề trên, quỹ bảo trì 2% cũng chưa được bàn giao đầy đủ khiến cư dân gặp khó khăn trong việc bảo trì, bảo dưỡng các hạng mục. Tình trạng thang máy bị hỏng, rơi tự do đã từng xảy ra. Đặc biệt, các hạng mục phòng cháy chữa cháy chưa được nghiệm thu. Nhiều khi chuông báo cháy nhưng không có cháy, dân chạy nhiều lần đâm nản. Nhiều người bảo nhau lần sau có báo cháy cũng sẽ không chạy, rất nguy hiểm.
Xem chi tiết tại đây.
Hà Nội thúc tiến độ Dự án Bright City, đảm bảo quyền lợi người mua nhà
Cụ thể, UBND TP. Hà Nội giao các đơn vị liên quan làm việc cụ thể và yêu cầu Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long khẩn trương triển khai Dự án, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ đã được phê duyệt, đảm bảo quyền lợi của người mua nhà, ổn định trật tự xã hội. Đề xuất, báo cáo UBND Thành phố những phát sinh vượt quá thẩm quyền, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trước ngày 15/5/2018.
Xem chi tiết tại đây.
Tiêu thụ chung cư ở Hà Nội gặp khó
Chủ đầu tư một dự án tại Hà Nội cho biết, tại buổi mở bán cách đây không lâu tổ chức rất hoánh tráng, tiêu tốn vài trăm triệu nhưng chỉ bán được 5 căn hộ. Hơn nữa, những căn hộ này lại là khách hàng đã đặt cọc từ vài ngày trước đó nhưng giao dịch tiến hành tại buổi mở bán để tạo hiệu ứng tốt. 5 khách hàng này đều mua để ở, không có nhà đầu tư như những giai đoạn bán hàng trước đó.
"Việc bán chung cư tại Hà Nội giai đoạn này thực sự đang rất khó khăn. Thị trường chung cư liên tục đón nhận những thông tin xấu, tranh chấp bùng phát khiến không chỉ người mua để đầu tư e ngại mà kể cả người mua để ở cũng không mặn mà, dẫn tới chần chừ giao dịch", vị này cho biết.
Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn theo lãnh đạo doanh nghiệp là hiện nay, nhiều nhà đầu tư Hà Nội đã rút tiền khỏi phân khúc này hoặc không đầu tư nữa mà lựa chọn các phân khúc khác như nghỉ dưỡng hoặc đất nền tại nhiều tỉnh thành như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên..., đặc biệt là bất động sản tại các khu vực được hứa hẹn sẽ lên đặc khu như Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc....
Xem chi tiết tại đây.
Có nên mua lúc thị trường diễn ra sốt đất?
Hiện thị trường bất động sản liền thổ TP HCM nói riêng và nhiều tỉnh thành khác nằm trong tay giới đầu cơ và do đối tượng này dẫn dắt. Với nhóm khách hàng thu gom đất diện đầu cơ, thị trường nóng sốt là cơ hội lớn để họ tạo sóng và lướt sóng. Đa phần giới đầu cơ có dòng vốn lớn và dài hạn, đủ sức mua – bán gây đột biến về giá trên thị trường...
Họ thường đi theo từng nhóm (group) để thu mua và có chiến lược mua bán khá bài bản trong thế chủ động. Thị trường càng nóng sốt thì giới đầu cơ càng hoạt động sôi nổi. Họ chỉ dừng mua khi thị trường quay đầu đi xuống, rơi vào khó khăn, bắt đầu chu kỳ khủng hoảng.
Sốt đất vừa là cơ hội vừa là thách thức với giới đầu tư. Xét về cơ hội, giá đất tăng, nhóm khách hàng này có thể tận dụng thời điểm thị trường giao dịch tốt , mãi lực cao dễ mua bán kiếm lời. Tuy nhiên, giới đầu tư chưa đủ lực tạo ra sóng mà chỉ nương theo sóng nên không có sự chủ động cao bằng đối tượng đầu cơ.
Thách thức đối với nhà đầu tư là dù có kiến thức và sự hiểu biết cao về thị trường nhưng họ khó tránh khỏi có tâm lý mua theo đám đông. Bong bóng giá lên cao khiến lòng tham ngày càng lớn, đẩy giới đầu tư vào tình thế ưu tiên lợi nhuận, xem nhẹ giá trị thực và tính pháp lý nên rủi ro cao.
Xem chi tiết tại đây.
Hồ sơ giao dịch nhà đất vùng ven TP.HCM tại các phòng công chứng giảm mạnh
Theo ghi nhận thực tế, tại các phòng công chứng trên địa bàn Tp.HCM, số lượng hồ sơ mua bán nhà đất đã giảm mạnh so với tháng trước đó.
Đại diện phòng công chứng chợ Lớn (467 Hồng Bàng, P.14, Q.5), cho biết khoảng 1 tuần nay hồ sơ công chứng đất ở các huyện giảm mạnh. Các hồ sơ ủy quyền mua bán nhà đất đã giảm khoảng 40% so với tuần trước. Nơi đây chủ yếu tiếp nhận hồ sơ nhà đất từ các khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, Q.6, Q.11 bao gồm cả căn hộ và đất nền.
Cùng tình cảnh, văn phòng công chứng Phong Phú (278 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Q.9) cũng ghi nhận số hồ sơ giảm khoảng 50 – 60% so với tháng trước. Theo ghi nhận, thời điểm đất nền Q.9 lên cơn sốt, riêng hồ sơ đất, 1 ngày văn phòng có thể tiếp nhận từ 200-250 hồ sơ, hiện chỉ còn khoảng 70-80 hồ sơ ở cả đất nền lẫn căn hộ.
Tương tự, tại văn phòng công chứng quận 9 (P.Hiệp Phú, Q.9), thời điểm sốt đất nơi đây "thất thủ", hàng trăm người xếp hàng dài đợi bốc số thứ tự vào làm thủ tục. Thì hiện tại, theo ghi nhận thực tế tình hình trái ngược, số hồ sơ trong ngày chỉ khoảng 60-70 hồ sơ, không còn cảnh chen lấn vào công chứng.
Xem chi tiết tại đây.