“Khẩu vị” nào giúp bất động sản quận 2 hút khách hàng?
Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Asian Holding thì quận 2 có một vị thế hết sức đặc biệt, đây là quận mới đô thị hóa của TP.HCM, đây cũng là quận có mặt địa lý đầy lợi thế cho phát triển kinh tế như phía Bắc giáp quận Thủ Đức, phía Nam giáp sông Sài Gòn, ngăn cách với quận 7, sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, phía Tây theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt ngăn cách với quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 bởi sông Sài Gòn và phía Đông giáp quận 9.
Cộng thêm vào đó là từ những năm 2010 tưới nay, quận 2 đã có bước chuyển mình rất lớn từ các hạ tầng giao thông kết nối vào quận nay với các quận lân cận như tuyến Mai Chí Thọ nối vào quận 1 qua Hầm Thủ Thiêm, tuyến cầu Thủ Thiêm 1 nối vào quận 1, Xa lộ Hà Nội nối quận 2 với các quận Bình Thạnh, quận 9, Thủ Đức, tuyến Đồng Văn Cống nối quận 2 với quận 7 và tỉnh Đồng Nai… Cũng từ đây, khẩu vị của thị trường bất động sản quận 2 cũng được hình thành.
Xem thông tin chi tiết tại đây
4 tháng đầu 2018, bất động sản “hút” hơn 800 triệu USD vốn FDI
Theo số liệu vừa mới công bố từ Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN là 8,06 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến thời điểm 20/4 thu hút 883 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt hơn 3,55 tỷ USD, tăng 20,3% về số dự án và giảm 27,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 303 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt hơn 2,24 tỷ USD, giảm 48,5% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 4 tháng đạt gần 5.8 tỷ USD, giảm 37,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Đầu tư 4 tuyến đường quanh dự án bệnh viện và trung tâm tương mại Aeon Mall
UBND TP. Hà Nội vừa quyết định phê duyệt Chỉ giới đường đỏ các tuyến đường xung quanh khu đất dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện và Trung tâm thương mại quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm tỷ lệ 1/500.
Theo Quyết định sẽ có 4 tuyến đường giao thông, bao gồm: tuyến số 1, số 2, số 4, và số 5. Cụ thể, tuyến số 1 có chiều dài khoảng 100m; mặt cắt đường điển hình B=40m gồm: lòng đường xe chạy rộng 2x11,5m=23m (2 làn xe, mỗi làn 11,5m); dải phân cách giữa rộng 5m; vỉa hè hai bên rộng 2x6m=12m (2 vỉa hè, mỗi vỉa hè 6m); điểm đầu nối tiếp với tuyến đường hiện trạng B=40m (mặt cắt ngang) thuộc khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông, điểm cuối tại nút giao với đường 70.
Tuyến số 2: có điểm đầu tại nút giao tuyến số 1, điểm cuối tại khu vực giao với tuyến đường hiện trạng thuộc khu đô thị hai bên đường Lê Trọng Tấn. Tuyến đường có chiều dài khoảng 1020m thuộc địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông; mặt cắt đường điển hình B=30m gồm: lòng đường xe chạy rộng 2x7,5m=15m, dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè hai bên rộng 2x6m=12m.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển đô thị: Chiều cao hay chiều rộng?
Với tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tính riêng năm 2017, hoạt động xây dựng tăng trưởng khá cao đạt 8,7%. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 37,5%, gần đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII (38-40%). Cả nước có 813 đô thị. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt 77%, quy hoạch chi tiết đạt 38%... Điều này dẫn đến những áp lực về gia tăng dân số, nhà ở khiến mỗi năm, các thành phố lớn như Nội và TP.HCM đã xây dựng thêm hàng ngàn đơn vị nhà ở mới nhưng dường như vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu người dân.
Đáng chú ý, mới đây văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về giải pháp khắc phục, giảm ùn tắc giao thông khu vực đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Trong đó, lưu ý không tiếp tục phát triển chung cư, căn hộ cao tầng ở khu vực trung tâm; phát triển các khu đô thị vệ tinh để điều phối, bố trí lại dân cư và lực lượng lao động, giảm tải cho các thành phố về áp lực công ăn việc làm, nhà ở, an sinh xã hội, trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông; ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hòa giao thông, quản lý phương tiện giao thông và người tham gia giao thông; sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phòng trào tự quản... cũng như chế tài xử lý nghiêm các vi phạm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ồ ạt làn sóng đầu tư tỷ đô vào bất động sản đặc khu Vân Đồn
Sắp trở thành đặc khu, Vân Đồn tiếp tục đón nhận sự quan tâm lớn từ các đại gia địa ốc đầu tư vào đây. Đáng chú ý là 3 siêu dự án của một liên danh nhà đầu tư vừa đề xuất, đó là:
Khu đô thị phức hợp phía Bắc đảo Cái Bầu, dự kiến sẽ phát triển thành khu dân cư mới kết hợp chức năng thương mại dịch vụ và được kết nối với sân bay Vân Đồn, nhà ga xe lửa và dự án Con đường di sản ở bờ Nam. Dự án có tổng diện tích khoảng 5.000ha. Dự án được quy hoạch là một đô thị lớn ven biển bờ Nam của Vân Đồn kết nối với TP Móng Cái bởi tuyến đường ga xe lửa.
Tổ hợp KCN và cảng nước sâu Hòn Nét – Con Ong được đề xuất đầu tư với tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD, quy mô 500ha, trong đó giai đoạn đầu dự kiến xây cảng đa năng dài 350-400m, có thể xử lý các tàu 150.000 tấn và xà lan. Nhà ga có thể xử lý container, hàng hóa thông thường và hàng rời. Hệ thống cảng sẽ có 12 bến với công suất thiết kế là 800.000 TEU mỗi bến. Khi nhu cầu đạt 70% công suất thiết kế của một bến, sẽ kích hoạt sự phát triển thêm một bến.