Aa

Tận thấy loạt đô thị bỏ hoang ở Hà Nội mà Thủ tướng yêu cầu báo cáo

Thứ Sáu, 19/04/2019 - 14:00

Tận thấy loạt đô thị bỏ hoang ở Hà Nội mà Thủ tướng yêu cầu báo cáo; Biệt thự nghỉ dưỡng và condotel có cơ hội đón “sóng ngầm”;... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Sau cơn "sốt đất", la liệt dự án bất động sản tại Mê Linh bị bỏ hoang, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội kiểm tra

Tận thấy loạt đô thị bỏ hoang ở Hà Nội mà Thủ tướng yêu cầu báo cáo

Sau cả chục năm phê duyệt, hàng loạt khu đô thị mới và dự án nhà ở tại huyện Mê Linh (Hà Nội) vẫn trong tình cảnh bỏ hoang, dở dang với diện tích lên tới hàng nghìn ha. Trong số này có nhiều "ông lớn" BĐS với các dự án chậm triển khai lâu nay được báo chí phản ánh. Đây là lần thứ hai trong vòng một tháng Thủ tướng tiếp tục yêu cầu kiểm tra làm rõ.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có 47 dự án đô thị sau hơn chục năm giao đất nay vẫn trong tình trạng dở dang, gây lãng phí.

Riêng Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD (Tổng Công ty HUD) đang “ôm” nhiều dự án khu đô thị (KĐT) với hàng trăm ha đất, gần chục năm nay không chỉ không triển khai xây dựng mà còn rất nhiều diện tích đất chưa đền bù, chưa giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể gồm: KĐT Thanh Lâm- Đại Thịnh 1 (53,57ha); KĐT Mê Linh-Đại Thịnh (141,84ha); KĐT Thanh Lâm-Đại Thịnh 2 trên 55 ha...

Theo ghi nhận của PV, ngay sát trụ sở Huyện uỷ-UBND huyện Mê Linh là KĐT mới Thanh Lâm-Đại Thịnh 2. Mặc dù đầu tư hàng trăm tỷ đồng san nền, làm đường, bồi thường GPMB nhưng gần chục năm qua vẫn án binh bất động.

Xem chi tiết tại đây

Nhiều tuyến đường quy hoạch trong dự án đã làm xong nhưng hệ thống hạ tầng điện, nước không có... và bỏ hoang hóa nhiều năm gây lãng phí.

Nhiều tuyến đường quy hoạch trong dự án đã làm xong nhưng hệ thống hạ tầng điện, nước không có... và bỏ hoang hóa nhiều năm gây lãng phí.

Vụ 2 dự án gần 900 tỷ đồng bị TP. Hà Nội thu hồi: Vén màn bí ẩn 2 chủ đầu tư dính tai tiếng

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã thu hồi, chấm dứt 2 dự án Trung tâm giặt là, tiệt trùng và bãi đỗ xe tập trung (tại phường Việt Hưng, quận Long Biên) và dự án Khu phức hợp đông lạnh Hà Nội (tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai). Hai dự án trên lần lượt do Công ty CP Giặt là Hà Nội Xanh và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Hà Nội là chủ đầu tư.

Mặc dù được phê duyệt 2 dự án có tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng, tuy nhiên, hai nhà đầu tư trên có vẻ khá kín tiếng. Có lẽ, chỉ đến khi hai dự án trên bị thu hồi, giới đầu tư bất động sản tại Hà Nội mới biết đến tên tuổi hai công ty này.

Theo hồ sơ, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Hà Nội được đăng ký lần đầu ngày 17/3/2008 (thay đổi lần thứ 15 vào ngày 22/3/2018), địa chỉ tại số 56 phố Lý Tự Trọng, phường Quang Trung, quận Hà Đông. Công ty có vốn điều lệ 299 tỷ đồng, tổng số lao động là 18 người.

Về Công ty CP Giặt là Hà Nội Xanh, địa chỉ đăng ký tại số 57 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Công ty này được thành lập ngày 14/9/2016, thời điểm đó vốn điều lệ chỉ 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây

Biệt thự nghỉ dưỡng và condotel có cơ hội đón “sóng ngầm”

Nguồn cung condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể sẽ tăng trong thời gian tới và tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc và Bình Thuận…
Theo ghi nhận mới đây từ DKRA Vietnam, trong quý I/2019, phân khúc biệt thự biển đón nhận 2 dự án mới, cung ứng thị trường 188 căn biệt thự biển, bằng 31% quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 42% nguồn cung mới, bằng 25% quý trước. Nguồn cung và sức cầu giảm so với quý trước, nguồn cung sơ cấp trên thị trường hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cùng thời điểm, tại phân khúc condotel cũng có khoảng 2 dự án condotel mới mở bán, cung ứng cho thị trường khoảng 1.751 căn condotel, hơn 12 lần so với quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 74%, hơn 31 lần so với quý trước. Đáng chú ý, thị trường có dấu hiệu tăng nhẹ cả cung và cầu sau hơn một năm giảm mạnh. Nguồn cung sơ cấp condotel tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa và Đà Nẵng.

DKRA Vietnam dự báo trong ngắn hạn, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa có nhiều khởi sắc, sức cầu của thị trường không có nhiều thay đổi. Đặc biệt, nguồn cung condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể sẽ tăng trong thời gian tới và tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc và Bình Thuận…Khách nước ngoài đến từ một số nơi như Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc… tiếp tục tìm đến thị trường bất động sản Việt Nam, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển các dự án cao cấp, hạng sang và bất động sản nghỉ dưỡng.

Xem chi tiết tại đây

Condotel và biệt thự nghỉ dưỡng đón “sóng ngầm” trong thời gian tới

Condotel và biệt thự nghỉ dưỡng đón “sóng ngầm” trong thời gian tới

Yêu cầu Hà Nội kiểm tra thông tin nhà ở xã hội chênh giá hàng trăm triệu

Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra thông tin về việc mua bán nhà ở xã hội với khoản phí thu tiền chênh lên đến hàng trăm triệu đồng.

Bộ Xây dựng cho biết, theo phản ánh của báo chí, tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng "cò" môi giới, sàn giao dịch bất động sản thực hiện môi giới mua bán nhà và thu tiền chênh lệch trái quy định.

Cụ thể, tại các dự án này chi phí hướng dẫn, hỗ trợ làm hồ sơ và cam kết sẽ được mua nhà ở xã hội là hàng chục triệu đồng. Chi phí để khách hàng mua được căn góc, vị trí đẹp chênh so với giá bán gốc hàng trăm triệu đồng. Trường hợp mua lại nhà ở xã hội thì phải trả tiền chênh khoảng 4 - 6 triệu/m2, tương đương mỗi căn hộ chênh lệch so với giá gốc khoảng 400 triệu đồng.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động giao dịch, mua bán nhà ở xã hội tại các dự án trên địa bàn để chấn chỉnh các hiện tượng, hoạt động nêu trên đồng thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật (nếu có) theo thẩm quyền.

Xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến nhôm nội - nhôm ngoại: Doanh nghiệp bất động sản “lãnh đủ”

Với ưu thế về khả năng chống nắng, nhẹ, thi công nhanh, thoáng về mặt thị giác, dễ bảo dưỡng, sửa chữa, đa dạng về hình thức… vật liệu nhôm đã nhanh chóng trở thành một nguyên liệu chủ yếu trong các công trình xây dựng, đặc biệt đối với các dự án chung cư.

Bà Nguyễn Thị Dung – Chủ tịch HĐQT Nam Hải Group cho biết: “Các nhà đầu tư “ngoại” hầu như chiếm lĩnh ở thị phần nhôm cao cấp, do phân khúc này có tỷ suất đầu tư cao, chất lượng và các thông số kỹ thuật lại có yêu cầu rất khắt khe. Các doanh nghiệp Việt còn khá do dự, chưa dám mạnh dạn “nhắm” vào thị trường này".

Với sự đổ bộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư ngoại, thị trường nhôm Việt đang diễn ra cuộc chạy đua gay gắt giữa nhôm hệ sản xuất trong nước và nhôm nhập. Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước buộc phải giảm sản lượng sản xuất, khi thị phần đang có xu hướng bị nhôm nhập bao phủ.

Trước sự co hẹp của nhôm hệ sản xuất trong nước, cơ quan quản lý Nhà nước đã tiến hành các chính sách như áp thuế, điều tra chống bán phá giá và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nhằm bảo vệ thị phần của nhôm nội.

Tuy nhiên, với việc hỗ trợ nhôm nội, áp mức thuế cao với nhôm ngoại thì chủ đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn vì giá thành tăng cao, gia tăng chi phí. Trong khi đó, hệ nhôm sản xuất trong nước vẫn còn “phập phù” về hệ tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ phân phối còn nhiều bất cập”.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top