Aa

'Thành phố trong thành phố' đầu tiên của Việt Nam sẽ có đường sắt đô thị kết nối sân bay lớn nhất cả nước

Thứ Ba, 18/02/2025 - 14:39

TP này sẽ được mở rộng và phát triển hệ thống giao thông liên vùng với 9 tuyến đường sắt đô thị, kết nối TP. Thủ Đức với các khu vực khác của TP. HCM và sân bay lớn nhất Việt Nam.

Theo như đồ án quy hoạch chung đến năm 2040 và xúc tiến mời gọi đầu tư, TP. Thủ Đức được định hướng sẽ trở thành đô thị loại I, trực thuộc TP. HCM; giữ vai trò là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, có thể kết nối đa dạng đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa.

TP. Thủ Đức cũng sẽ được xây dựng trở thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa và giáo dục đào tạo phía Đông TP. HCM.

'Thành phố trong thành phố' đầu tiên của Việt Nam sẽ có đường sắt đô thị kết nối sân bay lớn nhất cả nước- Ảnh 1.

Một góc TP. Thủ Đức, TP. HCM. Ảnh: Internet

Không gian tại TP. Thủ Đức sẽ được quy hoạch thành 9 phân vùng, ứng với 11 trọng điểm phát triển, mỗi phân vùng gắn với giá trị văn hóa, lịch sự và tiềm năng riêng.

Liên quan đến hạ tầng giao thông, TP. Thủ Đức cũng sẽ mở rộng và phát triển hệ thống giao thông liên vùng với 9 tuyến đường sắt đô thị, kết nối TP. Thủ Đức với các khu vực khác của TP. HCM và sân bay quốc tế Long Thành - sân bay lớn nhất Việt Nam, dự kiến sẽ đáp ứng 50-60%.

Theo đó, TP. Thủ Đức hiện đang quy hoạch phát triển và hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị, gồm các đoạn thuộc tuyến metro số 1,2,3,5,6,7 và 10 của TP. HCM.

'Thành phố trong thành phố' đầu tiên của Việt Nam sẽ có đường sắt đô thị kết nối sân bay lớn nhất cả nước- Ảnh 2.

TP. Thủ Đức sẽ phát triển các tuyến đường sắt đô thị kết nối với các khu vực khác của TP. HCM và sân bay lớn nhất Việt Nam - sân bay Long Thành. Ảnh: Internet

Tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành cũng sẽ đi qua TP. Thủ Đức cùng với tuyến Tân Kiên - Thủ Thiêm dự kiến sẽ được bổ sung. Sân bay Long Thành sau khi đi vào hoạt động sẽ trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.

Theo như Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa bàn này sẽ có một số tuyến đường sắt hành khách và hàng hóa khác đi qua, như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến Trảng Bom - Hòa Hưng.

Do đó, thời gian tới TP. Thủ Đức cũng sẽ thực hiện xây dựng các ga đầu mối Thủ Thiêm, Bình Triệu, cũng như các điểm trung chuyển chính nhằm kết nối với nhà ga hành khách đường sắt quốc gia, mạng lưới đường sắt liên vùng cũng như tại các khu vực trọng điểm phát triển trên địa bàn TP. HCM.

TP. Thủ Đức được thành lập vào năm 2020 theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức (TP. HCM). Thủ Đức cũng là thành phố đầu tiên thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top