Aa

Thị trường văn phòng – mặt bằng bán lẻ : Sôi động đến phút chót

Thứ Bảy, 28/01/2017 - 00:01

Gia tăng nhu cầu ngay từ những quý đầu, về những tháng cuối năm, thị trường văn phòng– mặt bằng bán lẻ ngày càng sôi động. Đây chính là cơ hội để phân khúc này bứt phá trong thời gian tới.

Tăng mạnh ngay những tháng đầu năm

 Trong năm 2016, thị trường văn phòng – mặt bằng bán lẻ được hưởng lợi từ cú hích tăng trưởng tương đối mạnh vào cuối năm 2015 đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tiếp tục ghi nhận sự phát triển.

Theo khảo sát của một kênh thông tin chuyên về BĐS, trong 2 quý đầu của năm 2016, thị trường cho thuê khối văn phòng – mặt bằng bán lẻ ghi nhận sự gia tăng nguồn cầu tại khu vực trung tâm và cận trung tâm.

 Riêng trong quý I, khối bán lẻ có mức tăng từ 22- 30% so với quý IV/2015. Điều này khiến nguồn cung mặt sàn lớn tại các khu vực này trở nên khan hiếm và đẩy mức giá cho thuê tăng lên trung bình từ 2 - 4%.

Nghiên cứu của Công ty CBRE Việt Nam cũng cho thấy, ngành bán lẻ trong những tháng đầu năm 2016 tăng trưởng mạnh kéo theo nhu cầu mở rộng mặt bằng kinh doanh của các hãng cũng gia tăng nhanh chóng. Trong đó, ngành hàng ăn uống là khối gây sức ép lớn nhất về nguồn cung đối với thị trường mặt bằng cho thuê do sự xuất hiện của các thương hiệu lớn như McDonald’s, Starbucks, KFC, Phúc Long, Trung Nguyên, Kichi Kichi, Món Ngon, Seoul Garden,…

Năm 2016 là năm khá thành công của  phân khúc văn phòng - mặt bằng bán lẻ.

Năm 2016 là năm khá thành công của phân khúc văn phòng - mặt bằng bán lẻ.

Theo nhận định của CBRE, sự sôi động của thị trường khối đế bán lẻ đến từ nhu cầu của người tiêu dùng đối với giá cả và giá trị hàng hóa. Khách hàng ngày càng quan tâm đến những sản phẩm chất lượng, đảm bảo. Bên cạnh đó là được trải nghiệm không gian mua sắm lịch sự, sang trọng với giá cả hợp lý.

Tiếp đà phát triển trên, sang quý III năm 2016, nghiên cứu của Savills Việt Nam cho thấy, thị trường văn phòng – mặt bằng bán lẻ bắt đầu có sự chuyển đổi.

Kịch tính ở khu trung tâm

Tại TP. HCM, một trong những điểm đáng chú ý của thị trường BĐS trong quý III được đơn vị nghiên cứu đánh giá là kịch tính ở thị trường bán lẻ khu vực trung tâm và nhu cầu văn phòng cho thuê tăng do nguồn cung hạn chế.

Cụ thể, ở mảng bán lẻ, tổng mặt bằng cho thuê khoảng 1.160.000 m2, tăng 10% theo quý và 22% theo năm do có thêm 131.500 m2 nguồn cung mới. Tuy nhiên, cũng có khoảng 26.500 m2 giảm từ các dự án dừng hoạt động. Giá thuê trung bình tăng 4% theo quý, chủ yếu là do hoạt động tốt của Saigon Centre vừa mở lại với sự góp mặt của nhà bán lẻ lớn là Takashimaya đến từ Nhật Bản và dự án mới Aeon Mall Bình Tân.

Công suất thuê trung bình khoảng 93%, ổn định theo quý và năm, trong đó trung tâm thương mại công suất tăng 1 điểm % theo quý, khối đế bán lẻ giảm -3 điểm %, còn trung tâm bách hóa ổn định. 

xxx

Biểu đồ 1: Tình hình hoạt động – bán lẻ tại TP. HCM

 Còn đối với thị trường văn phòng, theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, nguồn cung mới ở trung tâm gặp nguồn cầu mạnh, trong khi đó mặt bằng khan hiếm, dẫn đến giá thuê tăng.

Theo nghiên cứu, tổng nguồn cung căn hộ dịch vụ đạt khoảng 4.540 căn từ 83 dự án, tương đối ổn định theo quý. Nguồn cung vì thế tăng 4% theo năm.

 Thiếu nguồn cung nên giá tăng nhẹ

 Còn tại Hà Nội, trong quý III/2016, tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ đạt khoảng 1,2 triệu m2, tăng 3% so với quý trước và 23% so với cùng kỳ năm trước do sự gia nhập thị trường của 2 khối đế bán lẻ với nguồn cung 32.800 m2.

xxx

 Biểu đồ 2: Hoạt động thị trường bán lẻ Hà Nội

Giá thuê trung bình tầng trệt giảm tại tất cả các loại hình bán lẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy bình quân tăng 1,9 điểm % theo quý nhưng giảm -2,7 điểm % theo năm. Tỷ lệ lấp đầy của trung tâm bách hóa giảm -1,3 điểm % theo quý trong khi cả trung tâm thương mại cùng khối đế bán lẻ đều tăng lần lượt 2,6 điểm % và 2,1 điểm % theo quý.

Theo đánh giá, chính sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài buộc một số dự án tiếp tục cải tạo, tái cơ cấu mặt bằng bán lẻ.

 Về văn phòng, theo nghiên cứu của Savills, nguồn cung tại Hà Nội duy trì mức ổn định theo quý và tăng 9% theo năm. Giá thuê trung bình giảm nhẹ 0,5% theo quý do mức điều chỉnh giảm của cả hai hạng A và C nhưng tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ lấp đầy trung bình của toàn thị trường tăng 2,2 điểm % theo quý và 2,8 điểm % theo năm, chủ yếu do việc tăng công suất của hạng A, B lần lượt ở mức 2,3 điểm % và 2,9 điểm % theo quý.

 Vẫn theo Savills, tổng diện tích cho thuê thêm trong quý này đạt khoảng 31.000 m2. Trong đó, hạng B dẫn đầu thị trường với khoảng 18.000 m2, theo sau là hạng A với khoảng 8.500 m2 và hạng C với khoảng 4.300 m2.

 “Nhìn chung, tình hình hoạt động tiếp tục tiến triển tốt do sự thiếu hụt nguồn cung mới nên giá thuê trung bình tăng 1% theo quý và 5% theo năm”, nghiên cứu của Savills nêu rõ.

Như vậy, nhìn một cảnh tổng thể, có thể thấy, chính sự gia tăng nhu cầu ngay từ những quý đầu đã khiến thị trường văn phòng – mặt bằng bán lẻ những tháng cuối năm 2016 ngày càng trở lên khan hiếm. Đây chính là cơ hội để phân khúc này bứt phá trong thời gian tới.

Hơn nữa, trong khi Chính phủ đang tập trung xây dựng, tháo gỡ mọi rào cản bằng cách hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp thì thị trường BĐS nói chung và văn phòng – mặt bằng bán lẻ nói riêng sẽ có thêm cơ hội để  vươn lên trong năm tới.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, cả nước sẽ có 1 triệu doanh nghiệp, tăng thêm gần 500.000 doanh nghiệp mới (từ năm 2015 trở về trước, cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp) thì nhu cầu về văn phòng – mặt bằng bán lẻ trong các năm tới sẽ tăng rất cao.ia BĐS, trong tương lai gần, các nhà đầu tư vẫn đang có nhu cầu rất lớn về mặt bằng bán lẻ trên thị trường, đặc biệt đối với các nhà bán lẻ mới thăm dò thị trường. Vì thế, bên cạnh lợi thế về vị trí, các khu trung tâm thương mại cũng rất cần chú trọng nâng cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng để phục vụ tốt nhất những nhà đầu tư khó tính.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top