Aa

Thu hồi tiền tạm ứng bồi thường GPMB gửi tiết kiệm không đúng quy định

Thứ Tư, 03/05/2023 - 16:15

Tại TP.HCM, số tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các hộ dân chưa nhận đang được gửi tiết kiệm là hơn 765 tỷ đồng.

Ngoài ra, thành phố còn cả ngàn tỷ đồng tạm ứng tại các dự án quá hạn khó thu hồi.

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước TP.HCM, số dư tạm ứng nguồn vốn đầu tư công hàng năm lớn. Theo đó, năm 2022 được chuyển sang năm 2023 là 18.695 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32% kể hoạch vốn được giao. Trong đó, ngân sách thành phố 17.668 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 1.027 tỷ đồng.

Tổng số vốn quá hạn đến 31/1/2023 là 1.654 tỷ đồng với 155 dự án, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư quá hạn là 969 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 59% số vốn quá hạn. Cụ thể, ngân sách thành phố 929 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 40 tỷ đồng.

Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư Khu công nghệ cao TP.HCM được tạm ứng từ năm 2010 và số dư hiện tại còn hơn 633 tỷ đồng.
Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư Khu công nghệ cao TP.HCM được tạm ứng từ năm 2010 và số dư hiện tại còn hơn 633 tỷ đồng.

Số vốn quá hạn hiện nay chủ yếu tập trung vào 3 nhóm dự án trước đây thực hiện tạm ứng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM với tổng số dư tạm ứng là 1.215 tỷ đồng, chiếm 73%.

Cụ thể, dự án xây dựng đường Lê Thánh Tôn nối dài (nay là đường Nguyễn Hữu Cảnh) do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong làm chủ đầu tư được tạm ứng từ năm 2004 với số dư tạm ứng hiện nay 463 tỷ đồng.

Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư được tạm ứng từ năm 2004, số dư tạm ứng hiện nay còn 117 tỷ đồng.

Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư  Khu công nghệ cao TP.HCM do Ban Quản lý các dự án đầu tư – xây dựng Khu công nghệ cao TP.HCM làm chủ đầu tư được tạm ứng từ năm 2010 và số dư hiện tại hơn 633 tỷ đồng.

Tổng các khoản tạm ứng quá hạn khó thu hồi của ngân sách thành phố (theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước) là 225 dự án, tương ứng với hơn 2.491 tỷ đồng. Đến cuối năm 2022, Kho bạc Nhà nước TP.HCM đã xử lý được 166 dự án với tổng giá trị hơn 1.037 tỷ đồng.

Từ đó, Kho bạc Nhà nước TP.HCM kiến nghị khẩn trương giải quyết các dự án tồn đọng kéo dài như dự án đường Lê Thánh Tôn nối dài, dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm.

Kho bạc Nhà nước TP.HCM cũng thông tin về số tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các hộ dân chưa nhận tiền đang được gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng không đúng quy định.

Theo đó, trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và tái định cư, tính đến ngày 5/6/2022, số tiền của các hộ dân chưa nhận tiền đang được gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng hơn 765 tỷ đồng (được thực hiện theo cơ chế của TP.HCM trước ngày 1/7/2014).

Tuy nhiên cơ chế về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công hiện nay không quy định việc thực hiện chuyển tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định của các hộ dân chưa đồng ý nhận tiền để gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.

Kho bạc Nhà nước TP.HCM kiến nghị các tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng nhanh chóng chuyển tiền đang gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng là 765 tỷ đồng về quản lý tại KBNN./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top