Aa

Thương vụ 79% vốn Vinaconex: Kịch tính hay có sự sắp đặt?

Chủ Nhật, 18/11/2018 - 06:01

Thị trường tài chính ngày càng sôi sục khi thông tin nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Vinaconex đang được hé lộ dần. Nhưng lạ là đơn vị tham gia đấu thầu không phải "tay to", thậm chí có cả cá nhân.

Tính đến ngày 18/11, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố danh tính 6 nhà đầu tư đăng ký mua vào cổ phiếu của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sở hữu (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) bán ra.

Bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Thăng Long Việt Nam, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Thăng Long TJC, Công ty TNHH An Quý Hưng và 1 cá nhân là ông Nguyễn Văn Đông.

Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest vừa mới được thành lập ngày 9/11 vừa qua với ngành nghề đăng ký kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà ở. Doanh nghiệp một tuần tuổi có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Giám đốc và người đại diện theo pháp luật là ông Đăng Anh Đức, sinh năm 1985.

Đơn vị thứ hai tham gia đấu giá là Công ty TNHH An Quý Hưng (Chương Mỹ, Hà Nội) có vốn điều lệ 360 tỷ đồng. Công ty có hai cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm 70%, Đỗ Thị Thanh nắm 30%. Công ty này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng,...

Vinaconex bỗng dưng hấp dẫn nhà đầu tư vì có đất vàng?

Vinaconex bỗng dưng hấp dẫn nhà đầu tư vì có đất vàng?

Thứ ba là Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Thăng Long TJC được thành lập năm 2008 với mức vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Ba cổ đông góp vốn là ông Nguyễn Duy Dũng và Trần Đức Thọ, sở hữu 45%, Nguyễn Việt Hưng sở hữu 10%. Thăng Long TJC có tổng nguồn vốn 257 tỷ đồng, doanh thu thuần năm 2017 khoảng hơn 1 tỷ đồng.

Thứ tư là cá nhân ông Nguyễn Văn Đông. Theo đơn đăng ký mua cổ phần khối lượng lớn trong đấu giá, ông Đông sinh năm 1980 tại Thừa Thiên Huế. Ông Đông đăng ký mua vào toàn bộ lô cổ phiếu của SCIC bán với giá trị tối thiểu 5.430 tỷ đồng với mục đích đầu tư lâu dài.

Thứ năm, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào đầu năm 2010 do ông Trịnh Cần Chính là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Ông Trịnh Cần Chính là con trai của nhà tư sản nổi tiếng Trịnh Văn Bô.

Nhà đầu tư lộ danh tính thứ sáu là Công ty Cường Vũ thành lập cuối năm 2017 với vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng.

Như vậy, danh tính của 6 nhà đầu tư tham gia đấu giá gây bất ngờ khi nằm ngoài mọi dự đoán của thị trường. Logic đơn thuần rằng, nhà đầu tư ôm trọn lô trên 50% vốn tại Vinaconex mà SCIC đang nắm phải là một ông lớn hoạt động trong ngành xây dựng - bất động sản. Bởi Vinaconex đang có một quỹ đất đẹp khổng lồ và cũng có bộ máy cồng kềnh cần tái cơ cấu lại hệ thống. Thế nhưng, các đơn vị tham gia đấu giá đa phần đều ít có tên tuổi trên thị trường, mới thành lập hoặc có vốn điều lệ khiêm tốn; thậm chí là cá nhân. Tuy nhiên, xét lai lịch của các đơn vị tham gia đấu thầu mới lộ danh tính, hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về một kịch bản được sắp đặt sẵn bởi "một bàn tay khác"?

Theo quy chế phiên đấu giá Vinaconex, trong trường hợp số cổ phần bán đấu giá cả lô nhưng có nhiều nhà đầu tư đặt giá cao nhất bằng nhau, số cổ phần nhà đầu tư được mua được chia đều. SCIC và HNX sẽ thực hiện theo công thức sau:

Một diễn biến khác cũng liên quan đến thành phần tham gia đấu giá cổ phiếu Vinaconex, Ủy ban Chứng khoán cũng đã yêu cầu ngay sau khi nhận được thông báo về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 0%, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cập nhật tỷ lệ sở hữu nước ngoài của VCG trên hệ thông để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giao dịch theo đúng quy định pháp luật.

Như vây, với tỷ lệ room ngoại là 0%, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được tham gia mua cổ phần tại hai đợt thoái vốn lớn sắp tới tại Vinaconex.

Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu khối ngoại tại Vinaconex đạt 10,88%, tương ứng hơn 48 triệu cổ phiếu. Như vậy, số nhà đầu tư ngoại này cũng sẽ buộc phải bán ra để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ khối ngoại 0%.

Ngày 22/11 tại HNX, SCIC sẽ bán ra 254,9 triệu cổ phiếu VCG, tương ứng 57,71% vốn. Với giá khởi điểm là 21.300 đồng/cổ phiếu, dự kiến giá trị tối thiểu của đợt thoái vốn này lên tới 5.430 tỷ đồng.

Viettel bán đấu giá 1 lô gồm 94.010.175 cổ phần, tương đương với phần vốn góp hơn 940 tỷ đồng (theo mệnh giá), chiếm 21,28% vốn điều lệ tại Vinaconex với mức giá khởi điểm 2.002.416.727.500 đồng/lô, tương đương 21.300 đồng/cổ phần.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top