Aa

Top phong cách thiết kế nội thất tối giản được ưa chuộng

Thứ Năm, 20/05/2021 - 14:00

Sau một ngày làm việc bộn bề, căng thẳng, được trở về ngôi nhà ấm áp với nội thất đơn giản, quả là một cảm giác thư giãn dễ chịu đến bất ngờ. Hãy cùng Reatimes điểm lại top phong cách nội thất tối giản hot nhất nhé!

1. Phong cách Art & Crafts

Nếu là người đam mê nghệ thuật và kiến trúc, chắc hẳn bạn sẽ không quá xa lạ với thuật ngữ Art & Crafts.

Art & Crafts tạm dịch là Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ – là một phong trào nghệ thuật trong lĩnh vực trang trí, hàng thủ công và kiến trúc. Đây là một trào lưu nghệ thuật có có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi quốc tế và rất được rất nhiều người ưa chuộng trong những năm 1860 – 1910.  

phong cách nội thất tối giản

Nếu bạn là người yêu thích sự đơn giản và mong muốn tổng thể ngôi nhà của mình mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng đặc trưng thì đừng bỏ qua phong cách thiết kế nội thất Art & Crafts nhé!

Arts & Crafts được hình thành và phát triển rộng rãi lần đầu tiên tại Anh Quốc từ khoảng năm 1880 và tồn tại đến 1914,  sau đó tiếp tục phát triển và lan tỏa ra toàn bộ Châu Âu và một số nước ở Bắc Mỹ. Người tiên phong của trào lưu này là họa sĩ William Morris (1834 – 1896). 

phong cách nội thất tối giản

2. Phong cách Scandinavian 
Phong cách Scandinavian (còn có tên gọi khác là Bắc Âu) là phong cách có sự kết hợp cân bằng giữa 3 yếu tố: vẻ đẹp – tối giản – chức năng tiện dụng. Hiện nay, phong cách này rất được ưa chuộng bởi sự giản dị, ấm áp, thông thoáng tạo cho không gian sống đầy sự thoải mái.

Nhắc đến phong cách nội thất Bắc Âu thì không thể không nhắc đến các vật liệu cấu thành từ những loại gỗ tự nhiên, da và lông thú cộng hưởng cùng gam màu trắng và đất. Phong cách nội thất scandinavian dần trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư trên thế giới. 

phong cách nội thất tối giản

Màu sắc là điểm sáng trong phong cách Scandinavian với tông màu trắng làm chủ đạo. Gam màu trắng hiện lên như màu của tuyết, cho người ta cảm giác về sự cơi nới chiều cao. Từ đó, nó có khả năng tương phản ánh sáng, rất thích hợp cho mùa đông bởi mùa này thường sẽ bị thiếu sáng.

3. Phong cách Minimalism

Minimalism là kiểu phong cách đã có từ khá lâu, vào khoảng sau thế chiến thứ II trong nghệ thuật phương Tây. Phong cách này được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm hội họa của họa sĩ nổi danh Mark Rothko. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phổ biến khi kiến trúc sư Ludwig Mies Van der Rohe ứng dụng theo quan điểm “Less is more” vào kiến trúc. Sau đó, phong cách Minimalism đã lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, thiết kế nội thất…

Minimalism

Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết và giảm tối đa số lượng đồ vật, đặc biệt mọi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.

Phong cách tối giản trong nội thất vô cùng thịnh hành ở châu Âu - Cái nôi của nội thất thế giới. Phong cách này còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng, phong cách nội thất khác của các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay và lan rộng đến các nước ở Châu Mỹ.

Nguyên tắc cốt lõi trong thiết kế nội thất theo phong cách Minimalism đó chính là "Less is more". Tức là, nội thất sẽ giản lược tối đa về mặt chi tiết, mọi thứ đều gọn gàng, đơn giản. Hạn chế trong trang trí hay bố trí nội thất. Chỉ giữ lại những vật dụng nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ cho căn phòng hay theo sở thích của gia chủ.

4. Phong cách Zen

Phong cách thiết kế nội thất Zen là sự kết hợp giữa nội thất truyền thống Nhật Bản và phong cách tối giản Minimalism, dẫn dắt yếu tố thiên nhiên vào trong các công trình kiến trúc một cách khéo léo. Zen được lấy cảm hứng từ truyền thống của người Nhật Bản góp phần giúp không gian trở nên yên bình nhưng vẫn có sức lôi cuốn hấp dẫn. “Zen” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thiền”. Đúng theo nghĩa của nó, “thiền” mang đậm nét thanh tịnh và thoải mái. 

phong cách nội thất tối giản

phong cách nội thất tối giản

Nội thất theo phong cách Zen thường có sự đặc trưng rất dễ nhận biết. Đó là những đường nét đơn giản và rõ ràng. Không sử dụng quá nhiều chi tiết phức tạp hay các đồ trang trí dư thừa. Vì vậy, họ sẽ không trưng bày quá nhiều nội thất trong nhà. Bên cạnh đó, các họa tiết, hoa văn cũng được tiết chế lại để làm nổi bật sự tối giản trong phong cách Zen.

Những trang thiết bị nội thất cần thiết có chức năng lưu trữ như tủ quần áo, tủ gỗ, ngăn kéo,… nên được sơn màu sắc theo tông màu chủ đạo của căn phòng. Từ đó tạo nên vẻ hài hòa giữa căn phòng và vật dụng./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top