Aa

Lược sử 10 phong cách kiến trúc từ cổ đại đến nay

Chủ Nhật, 30/05/2021 - 14:00

Kiến trúc phương Tây trải qua một bề dày lịch sử với hàng loạt những sáng kiến độc đáo. Hãy cùng Reatimes tìm hiểu về 10 phong cách kiến trúc từ cổ đại đến nay.

1. Phong cách cổ điển

Kiến trúc cổ điển có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại (từ giữa thế kỷ thứ 7 và thứ 4 TCN). Tiêu biểu cho phong cách này là các công trình đền thờ tôn giáo lớn bằng đá, được thiết kế theo các nguyên tắc trật tự, đối xứng, hình học và phối cảnh. 

Công trình vĩ đại nhất của kiến ​​trúc cổ điển là đền Parthenon, được xây dựng tại Thành cổ Athens vào thế kỷ thứ 5 TCN. Parthenon thể hiện những đặc điểm nổi bật: Một khối kết cấu được xây dựng trên một phần nền có kích cỡ 69,5mx30,9m với một hàng cột Doric giúp chống đỡ mái đền được làm từ đá cẩm thạch.
2. Phong cách Roman

Nền kiến trúc Trung và Tây Âu thế kỷ 11 và thế kỷ 12 có tên gọi là kiến trúc Roman, hay phong cách Roman. Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha… khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ.

Cái tên Roman có ý nghĩa là “La Mã”, và thực chất kiểu kiến trúc này mang hơi hướng của kiến trúc cổ đại La Mã. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các công trình kiến trúc Roman còn thô sơ, chưa tinh xảo như các thành tựu của người La Mã cổ. Một phần cũng là do Tây Âu vừa mới bước qua khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế và lúc đó kỹ thuật xây dựng mới bắt đầu phát triển lại sau một thời gian dài trì trệ.

Phong cách Roman nổi lên mạnh mẽ ở Châu Âu vào giữa thế kỷ VI. Phong cách kiến trúc này gắn chặt với bối cảnh chiến tranh thời điểm bất ngờ với những bức tường đá kiên cố, chỉ hở ra những ô cửa sổ hình bán nguyệt.

3. Phong cách Gothic

Bắt nguồn từ Pháp, bắt đầu nở rộ từ thế kỷ 12, phong cách Gothic mang theo những thiết kế kiến trúc có tính ma quái, mộng mị, ẩn chứa những câu chuyện khá thú vị. Sau đó phong cách này được phát triển rộng rãi trong lĩnh vực nội thất. Phong cách Gothic đem đến một làn sóng cũng như xu hướng thiết kế mới, tạo nên những điểm nhấn khơi đầu cho phong cách thiết kế nội thất Tân cổ điển kiểu Pháp.

Phong cách Gothic ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực trong ngành thiết kế. Trong khoảng thời gian này người ta gọi nó là phong cách kiến trúc kiểu Pháp. Sau nhiều năm, phong cách thiết kế nội thất cổ điển này lan đến các biệt thự, lâu đài ở Anh và châu Âu. 
4. Phong cách Baroque

Bắt đầu từ thế kỷ 16 dưới chế độ quân chủ ở châu Âu, kiến ​​trúc Baroque cũng xuất hiện trong các tòa nhà tôn giáo. Kiến trúc tận dụng các đồ trang trí và các yếu tố giúp thiết lập cảm giác kịch tính – đặc biệt là sự tương phản giữa ánh sáng với bóng tối. Một trong những hình mẫu đầu tiên của phong cách này là Nhà thờ Gesù ở Rome, nơi có cấu trúc mặt tiền kiểu Baroque thực sự đầu tiên trên thế giới.

những phong cách kiến trúc trên thế giới
5. Phong cách tân cổ điển

Từ thế kỷ 18 trở đi, kiến ​​trúc tân cổ điển đã tìm cách hồi sinh các tòa nhà Hy Lạp và La Mã cổ đại. Biểu hiện của lối kiến trúc này có liên quan mật thiết đến bối cảnh kinh tế và xã hội lúc bấy giờ với cuộc cách mạng công nghiệp châu Âu và giai đoạn các học giả trung lưu bắt đầu truyền thống Grand Tour – du lịch vòng quanh thế giới và tiếp xúc với các công trình cổ xưa. Sự hồi sinh của văn hoá sản xuất châu Âu đã tạo cơ sở cho một kiến ​​trúc hướng tới sự đối xứng hợp lý như một phản ứng đáp trả kiến ​​trúc Baroque. Phong trào này tiếp tục kéo dài cho đến thế kỷ 19 và được thịnh hành ở nhiều quốc gia khác nhau.

6. Phong cách Beaux-Arts

Trong tiếng Pháp, thuật ngữ Beaux-Art có nghĩa là mỹ thuật hay nghệ thuật đẹp. Phong cách Beaux-Arts bắt nguồn từ Pháp, dựa trên những ý tưởng được giảng dạy tại L'École des Beaux Arts (Trường Mỹ thuật) huyền thoại , một trong những trường kiến ​​trúc và thiết kế lâu đời nhất và được đánh giá cao nhất ở Paris.

Thuật ngữ Beaux-Arts xuất phát từ Paris với tuổi đời 370 năm nhưng phong cách kiến trúc Beaux-Arts đã xuất hiện từ Hy Lạp - La Mã-Ai Cập lại hơn 2.500 năm trước.

Mặc dù khởi đầu ở Pháp nhưng phong cách này đã có những ảnh hưởng nhất định với kiến trúc Mỹ, được tham khảo bởi một số kiến trúc sư nổi tiếng trong đó có Louis Sullivan – người được mệnh danh là “cha đẻ của nhà chọc trời”. Những toà nhà theo phong trào này thường có sự hoà trộn giữa nghệ thuật trang trí điêu khắc với các đường nét hiện đại. Grand Palais ở Paris, Pháp và Grand Central Terminal ở New York, Hoa Kỳ là các công trình tiêu biểu cho kiến trúc Beaux-Arts.

Những phong cách kiến trúc trên thế giới

7. Phong cách Art Nouveau (Tân nghệ thuật)

Art Nouveau (Tân nghệ thuật) ban đầu được sử dụng như một hướng dẫn trong một số ngành từ kiến trúc đến hội họa, thiết kế nội thất đến thiết kế chữ. Như một phản ứng đối với các phong cách chiết trung thống trị châu Âu, Art Nouveau thể hiện trong kiến trúc trong các yếu tố trang trí các tòa nhà, đầy những đường cong và gồ ghề, cùng đồ trang trí lấy cảm hứng từ các hình dạng hữu cơ như thực vật, hoa và động vật ở phương diện thiết kế và màu sắc. Các tòa nhà đầu tiên mang phong cách này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Bỉ Victor Horta. Tuy nhiên, hầu hết các thiết kế tiêu biểu nhất lại đến từ tác giả người Pháp Hector Guimard.

Những phong cách kiến trúc trên thế giới
8. Phong cách Art Deco

Phong cách Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang đậm tính chiết trung, được hình thành tại Paris vào những năm 1920 và bắt đầu lan rộng ra thế giới vào những năm 1930. Phong cách này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong thiết kế bao gồm kiến trúc, thiết kế nội thất, thời trang,.. và các môn nghệ thuật thị giác như hội họa hay điện ảnh.

Trào lưu này là một sự pha trộn của nhiều trường phái, bao gồm Tân cổ điển (Neoclassic), Kết cấu (Constructivism), Lập thể (Cubism), Hiện đại (Modernism), Tân nghệ thuật (Art Nouveau) và Tương lai (Futurism). Các hình khối liên hợp nó và phong cách sắp xếp hợp lý của công nghệ hiên đại kết hợp mô hình bởi các biểu tượng được lấy từ vùng Viễn Đông, La Mã cổ Hy Lạp, Châu Phi và các nền văn hóa Maya và Aztec. Art Deco không phát triển nhiều ở châu Âu, chỉ có ở Mỹ và các quốc gia thuộc địa ở châu Á như Ấn Độ hay Philippines. 

Phong cách art decor
9. Phong cách Bauhaus

Bauhaus được khai sinh từ trường thiết kế đầu tiên trên thế giới vào đầu thế kỷ 20. Phong cách này được lồng vào một bài diễn văn kéo dài từ thiết kế nội thất đến nghệ thuật nhựa và các kiểu sáng tiên phong ở Đức. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và thiết kế sản phẩm rất quan trọng theo như các đề án của trường, giúp xác lập tính hợp lý hóa trong quá trình thiết kế. Một trong những người sáng lập, Walter Gropius, đã thực hiện các phương pháp giảng dạy mang tính cách mạng và áp dụng các nguyên tắc này trong các tác phẩm vừa hiện đại vừa đảm bảo công năng của mình.
10. Phong cách hiện đại

phong cách kiến trúc hiện đại

Chủ nghĩa hiện đại ra đời vào nửa đầu thế kỷ 20. Có thể nói, kiến trúc này bắt đầu ở Đức với Bauhaus hoặc Pháp với Le Corbusier, hoặc Hoa Kỳ với Frank Lloyd Wright. Tuy nhiên, đóng góp của Le Corbusier vào sự hiểu biết về kiến trúc hiện đại là đáng chú ý nhất, đặc biệt là khả năng tổng hợp các giới luật mà ông đã áp dụng trong các tác phẩm, thiết kế và diễn ngôn của mình./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top