Trăm triệu USD buôn đất Hà Nội, tưởng ngon nhưng không dễ xơi
Trong con mắt các nhà đầu tư bất động sản, nếu TP.HCM là thị trường rất được quan tâm thì Hà Nội lại có sức hút riêng biệt nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng với hệ thống tàu điện ngầm, cầu, và đường sá xung quanh thành phố.
Hà Nội được hưởng lợi rất nhiều từ nền kinh tế Việt Nam: mức tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,2%, cao hơn mục tiêu năm 2019 chính phủ đề ra từ 6,6-6,8%. Doanh số bán lẻ đạt mức 163 tỷ USD, tăng 13% mỗi năm.
Năm 2019, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đã hợp tác với tập đoàn BRG của Việt Nam để phát triển thành phố thông minh rộng 272 ha tại huyện Đông Anh, phía Bắc của khu vực đô thị lõi. Thêm vào đó, một nhà ga mới cũng được quy hoạch xây dựng gần dự án do tuyến tàu điện số 2 từ trung tâm Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đi qua địa điểm này.
Theo nghiên cứu của Mastercard, Hà Nội là điểm đến nổi tiếng nhất tại Việt Nam và cũng đồng thời là thành phố được tham quan nhiều thứ 15 tại châu Á Thái Bình Dương. Thành phố có đến 9.800 phòng tại hơn 65 khách sạn, dự kiến thêm 1.200 phòng sẽ được bàn giao trong năm nay và 48 dự án khác với 9.100 phòng đang được triển khai.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao giá BĐS liên tục tăng, giao dịch chưa cải thiện?
Theo ghi nhận, những dự án có được sản phẩm chào thị trường thời điểm này là lợi thế trong bối cảnh khan cung. Tuy nhiên, dường như mức giá đưa ra đang cùng lúc cao hơn rõ nét so với thời điểm trước Tết, cho dù giao dịch chưa mấy khả quan sau khi dịch được kiểm soát tốt.
Khảo sát cho thấy, giá một số dự án căn hộ trên địa bàn Tp.HCM và tỉnh lân cận đang chạm mốc khá cao so với thời điểm cuối năm 2019. Có một số dự án giới thiệu ra thị trường sau thời điểm dịch được kiểm soát đã cao hơn 15-20% so với giá dự kiến vào cuối năm 2019. Lý giải lý do mặt bằng giá trên đà tăng ở thời điểm này, đa số các doanh nghiệp BĐS đều cho rằng, các chi phí đầu vào không giảm thì giá bắt buộc phải tăng lên. Thậm chí, việc tăng giá để bán ra sau dịch còn tính đến các chi phí "hao hụt" do tác động từ dịch mà doanh nghiệp phải gánh chịu.
Mặc dù các sự kiện bán hàng của thị trường BĐS đã sôi động trở lại từ cuối quý 1/2002 nhưng sức mua còn khá e dè. Giá bán trên thị trường sơ cấp thì không có dấu hiệu giảm nhiệt. Ghi nhận cho thấy, một số dự án BĐS đã "thăm dò" thị trường bằng cách là đưa ra mức giá khá cao. Dù có thể lúc mở bán chính thức mức giá này không chạm đến ngưỡng đó nhưng nếu so sánh chung trên thị trường BĐS thì giá đã tăng rõ nét so với cùng kì năm ngoái.
Xem thông tin chi tiết tại đây
VNREA đề xuất Chính phủ cho xây dựng chính sách "Việt Nam - căn nhà thứ hai của tôi"
Tại Hội thảo "Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu Covid-19", ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã gửi tới Hội thảo bài tham luận nhận định về thị trường bất động sản trong thời gian qua, những tác động của dịch Covid-19 tới thị trường và đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường.
Theo đánh giá của VNREA, một số các giải pháp đã phát huy tác dụng tốt, tháo gỡ một phần nào khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên các giải pháp thực thi chậm, VNREA kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành cần đẩy nhanh các thủ tục với các giải pháp đã có. Cùng với đó cần có những giải pháp cấp bách trước mắt.
Cụ thể về tài chính, tín dụng, cơ quan quản lý nên cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các dư nợ gốc và lãi kéo dài thêm một khoảng thời gian là 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn trả nợ (thay vì quy định cơ cấu lại thời gian trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn vay như Thông tư số 01/2020/TT-NHNN đang quy định); giảm 50% lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) đến ngày liền kề sau 12 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
Miễn hoặc giảm 50% thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 để tạo động lực đầu tư bất đông sản, thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ người dân. Thực hiện miễn lệ phí trước bạ cho tất cả các giao dịch bất động sản được thực hiện trong năm 2020...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tạm dừng quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong, nhà đầu tư vẫn nuôi kỳ vọng?
Mới đây, Thủ tướng đã đồng ý tạm dừng triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.
Sau gần 3 năm đợi chờ, nối tiếp Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong cũng chính thức rút khỏi "cuộc chơi" đặc khu kinh tế đặc biệt. Thông tin chính thức này được đánh giá sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản Bắc Vân Phong.
Năm 2017, khi Bắc Vân Phong nằm trong quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế, cuộc sống của người dân huyện Vạn Ninh bắt đầu thay đổi vì giá đất. Sự xuất hiện của những nhà đầu tư từ khắp cả nước đổ về săn đất, nâng giá đất biến tất cả lô đất trở thành đất vàng. Giá đất tại thời điểm cuối năm 2017, đầu năm 2018 được nâp gấp 150 - 200% so với mức giá ban đầu.
Tháng 5/2018, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có lệnh cấm giao dịch khiến thị trường bất động sản tại Bắc Vân Phong rơi vào đóng băng. Từ hình ảnh, người người giao dịch hàng chục tỷ đồng đến cảnh những văn phòng giao dịch không một bóng người. Đến năm 2019, UBND tỉnh gỡ lệnh cấm, giá đất có xu hướng rục rịch tăng trở lại, song, lượng giao dịch vẫn thưa thớt.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Loạt dự án cũ “hồi sinh”, khuấy đảo thị trường BĐS khu vực ngoại thành
Cuối năm 2019, thị trường bất động sản Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương khác rơi vào giai đoạn trầm lắng và đứng trước nguy cơ khủng hoảng thiếu do nguồn cung khan hiếm, các dự án bị tắc nghẽn do không được chấp thuận chủ trương đầu tư. Bước sang năm 2020, thị trường lại rơi vào khó chồng khó, khi những diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 đã tác động không nhỏ đến tình hình đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản, sàn giao dịch.
Trong bối cảnh đó, TP. Hà Nội đã có những động thái tiên phong phục hồi kinh tế sau dịch, tổ chức xúc tiến đầu tư với phương châm “hợp tác đầu tư và phát triển”, trao quyết định chủ trương đầu tư cho hàng trăm dự án lớn nhỏ, trong đó có những siêu dự án bất động sản có mức vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Nhiều siêu dự án cũ tại các huyện ngoại thành: Hoài Đức, Mê Linh, Đông Anh… cũng được tái khởi động.
Cụ thể, tại Hoài Đức, Dự án Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch của Tổng công ty CP Thương mại xây dựng (WTO) được trao quyết định đầu tư với vốn đầu tư là 41.248 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây