Aa

Từ nay, 3 đối tượng này không được làm chứng di chúc thừa kế nhà, đất

Thứ Bảy, 11/01/2025 - 10:50

Sẽ có những đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất theo quy định, người dân cần biết để tránh thiệt thòi.

Sẽ có những đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất theo quy định, người dân cần biết để tránh thiệt thòi.

Tại Điều 632 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định người làm chứng cho việc lập di chúc thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi chung là nhà, đất) gồm:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau:

1. Trường hợp người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Theo đó, người được lập di chúc cho hưởng di sản theo di chúc sẽ không được làm chứng.

Ngoài ra, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc cũng không được làm chứng cho việc lập di chúc này, đó là: Người thuộc diện thừa kế (có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản) và thuộc hàng thừa kế.

Từ nay, 3 đối tượng này không được làm chứng di chúc thừa kế nhà, đất- Ảnh 1.

Theo quy định sẽ có 3 đối tượng không được làm chứng di chúc nhà, đất. Ảnh: Internet

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản có liên quan đến nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn tỏng việc nhận thức và làm chủ hành vi:

- Người thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

- Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Từ nay, 3 đối tượng này không được làm chứng di chúc thừa kế nhà, đất- Ảnh 2.

Sẽ có những đối tượng không được làm chứng thừa kế nhà, đất mà người dân cần biết để tránh thiệt thòi. Ảnh: Internet

Theo đó, tòa án không tự ý ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự mà được thực hiện khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan; đồng thời chỉ ra quyết định trên cơ sở giám định pháp y tâm thần.

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cụ thể:

Trong trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top