Aa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá - Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Vietcombank - Chi nhánh Trà Vinh

Thứ Ba, 12/11/2024 - 10:42

Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã để lại cho đất nước ta và nhân loại nhiều giá trị cao quý về văn hóa đã đươc UNESCO công nhận. Quan điểm nổi bật của Bác về văn hóa là: Người khẳng định văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Người nêu rõ yêu cầu văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi; đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã để lại cho đất nước ta và nhân loại nhiều giá trị cao quý về văn hóa đã đươc UNESCO công nhận. Quan điểm nổi bật của Bác về văn hóa là: Người khẳng định văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Người nêu rõ yêu cầu văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi; đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ,... Văn hóa tạo sức mạnh vật chất, tinh thần thắng ngoại xâm theo tinh thần văn minh thắng bạo tàn. Nếu kinh tế nâng cao đời sống vật chất, thì văn hóa có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển, nâng tầm văn hóa Việt Nam còn thể hiện trong việc xây dựng một nền văn hóa mới với 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:

- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

- Xây dựng chính trị: dân quyền.

- Xây dựng kinh tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa ý tưởng chiến lược văn hóa mà Người ấp ủ trên một chương trình hành động cho mỗi tập thể, cho mỗi con người trong sự "sinh tồn" mới của đất nước. Bên cạnh đó, Người cũng căn dặn: "Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ luộm thuộm, xa xỉ, lòe loẹt; cách làm việc phải siêng năng, có ngăn nắp, có tinh thần phụ trách, đã làm việc gì thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn, chớ làm dối; cách ứng xử với đồng bào thì nên thành thực, thân ái và sẵn lòng giúp đỡ…".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính là sự nhất quán giữa quan điểm và hành động. Tư tưởng của Người còn tiếp tục làm sâu sắc các chỉ dẫn hành động trong các bài viết kêu gọi đảng viên, cán bộ, nhân dân thực hiện: "Cần kiệm liêm chính" (năm 1949), "Thực hành tiết kiệm và chống tham ô lãng phí, chống bệnh quan liêu" (năm 1952), "Đạo đức cách mạng" (năm 1958), "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (năm 1969).

Quan điểm của Đảng ta về xây dựng văn hóa trong tình hình mới

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm: "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa". Đại hội đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đây là những quan điểm, nội dung quan trọng, xuyên suốt, có tính kế thừa và có nhiều điểm mới về phát triển văn hóa.

Trước bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Văn kiện Đại hội đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam...", kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất.

Như vậy, trong tình hình mới, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới để văn hóa thực sự "soi đường cho quốc dân đi". Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi số, cần ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh

Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, thời gian qua, Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa thông qua nhiều việc làm cụ thể và thiết thực như sau:

-  Thường xuyên truyền thông và hướng dẫn các cán bộ nhân viên các chuẩn mực hành vi ứng xử của người Vietcombank thông qua cuốn Sổ tay Văn hóa Vietcombank, hướng dẫn cán bộ nhân viên thực hiện các hành vi rất nhỏ như trong chào hỏi, bắt tay, sử dụng danh thiếp, nói chuyện qua điện thoại, ngồi xe ô tô, đi thang máy,…

- Luôn quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên, hàng năm đều tổ chức các cuộc tham quan dã ngoại, khám sức khỏe định kỳ, giao lưu văn hóa, thể thao,… cho cán bộ nhân viên.

- Trong các buổi thảo luận hoặc họp cơ quan, thường khích lệ, tạo dựng không khí cởi mở, năng động, khuyến khích ý kiến phản hồi tích cực, xây dựng từ phía nhân viên.

- Tích cực cử cán bộ lãnh đạo và quản lý tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ do Trụ sở chính tổ chức, qua đó để mỗi một cán bộ lãnh đạo của Vietcombank có phong cách làm việc có văn hoá. Lãnh đạo các cấp thể hiện được văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý thì nhất định tạo sự đồng tình và lôi kéo được đông đảo cán bộ nhân viên trong đơn vị tham gia.

- Quán triệt tư duy văn hoá kinh doanh không chỉ ở những biểu hiện bề ngoài như trang phục, bài trí trụ sở,… mà nó còn là những chuẩn mực về đạo đức, là tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, là văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý, là văn hoá giao tiếp giữa người với người,… Những yếu tố này tạo dựng nên uy tín và thương hiệu của Vietcombank nói chung cũng như của Vietcombank Trà Vinh nói riêng.

- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, vận động CBNV, trang bị cho CBNV những kiến thức, giúp nâng cao nhận thức và hiểu sâu sắc về ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện văn hóa kinh doanh trong từng hoạt động ngân hàng, để từ nhận thức, chuyển biến thành hành động, dần trở thành phổ biến và đi vào nề nếp.

- Xây dựng các chương trình thi đua để kịp thời khen thưởng, khích lệ cán bộ nhân viên tích cực bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng.

- Bên cạnh công tác kinh doanh, Vietcombank Trà Vinh cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với những đóng góp thiết thực cho công tác an sinh xã hội. Việc tham gia tích cực vào các chương trình an sinh xã hội không chỉ thể hiện trách nhiệm của Vietcombank Trà Vinh đối với cộng đồng mà còn là nguyện vọng chung của tập thể nhân viên Chi nhánh nhằm hướng tới mục tiêu một ngân hàng xanh phát triển bền vững vì cộng đồng, lan tỏa bản sắc nhân văn là "Trọng đức, gần gủi, biết cảm thông và sẻ chia"".

A group of people standing in front of a table  Description automatically generated

Tập thể CBNV Vietcombank Trà Vinh hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 Yagi.

Văn hoá là quyền lực mềm. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải xây dựng được các giá trị văn hóa doanh nghiệp một cách bài bản, khoa học. Văn hóa doanh nghiệp có tác động lớn lao đến từng con người. Sự tác động này như hiệu ứng domino sẽ tác động đến từng cá nhân rồi đến tập thể, tổ chức. Mỗi cán bộ nhân viên cần nhận thức rõ và sâu sắc từng giá trị văn hóa này. Từ đó, sẽ tạo ra sức ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tạo nên sự thanh công cho doanh nghiệp. Trong thời gian qua, kinh doanh có văn hoá đã được Ban Lãnh đạo Vietcombank Trà Vinh cũng như từng cán bộ nhân viên quan tâm xây dựng, luôn hướng tới hệ thống các giá trị về Chân - Thiện - Mỹ và góp phần vì một mục tiêu phát triển bền vững của Vietcomank Trà Vinh nói riêng và cả hệ thống Vietcombank nói chung./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top