Vì sao hàng loạt “ông lớn” bất động sản rầm rộ vào thành phố Móng Cái?
Thị trường bất động sản Móng Cái (Quảng Ninh) trở nên sôi động với sự đổ bộ của nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản như Vingroup, FLC, Sungroup… Với tiềm năng vốn có về giao thương, du lịch cũng như sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, Móng Cái đang thu hút được nhiều nhà phát triển BĐS lớn tìm đến đầu tư.
Tháng 5/2018, Công ty CP Vincom Retail, thuộc Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt Tổ hợp nhà phố thương mại Vincom Shophouse Móng Cái (Quảng Ninh). Tập đoàn FLC đã đề xuất dự án khu đô thị thông minh tại phường Ninh Dương, TP Móng Cái. FLC cũng lên ý tưởng nghiên cứu đầu tư dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực kết nối với Trà Cổ thành một khu nghỉ dưỡng dịch vụ cao cấp.
Không bỏ lỡ cơ hội đầu tư tại vùng đất này, Tập đoàn Sun Group cũng có chiến lược mở rộng các dự án sang TP. Móng Cái. Làn sóng đầu tư bất động sản vào thị trường Móng Cái xuất phát từ những đánh giá cao của giới địa ốc về vùng đất đầy tiềm năng này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khung pháp lý cho condotel: Đợi càng lâu càng bất lợi?
Sản phẩm condotel đã phát triển mạnh tại Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch. Song vấn đề pháp lý còn chưa rõ ràng khiến nguồn cung và nguồn cầu giảm, nhà đầu tư e ngại. Giới chuyên gia cho rằng, khung pháp lý cho condotel, càng để lâu càng nhiều hệ lụy.
Cùng với sự phát triển mạnh của du lịch trong những năm gần đây và thời gian tới, condotel sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp. Tuy nhiên, vì pháp luật chưa theo kịp để điều chỉnh, quản lý với loại hình này, nên đang tạo ra những rủi ro cho cả chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp.
Trong khi đó, nhiều địa phương cũng tỏ ra lúng túng trong việc ứng xử với các dự án này. Nếu làm nghiêm quy định thì không hấp dẫn nhà đầu tư, nếu chiều lòng nhà đầu tư thì có nguy cơ phải “vượt rào”. Do đó, theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, đã đến lúc cần đưa ra khung pháp lý chính thức với condotel, nếu để lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án KĐTM Quế Võ: Công an đề nghị Sở TNMT Bắc Ninh phối hợp xác minh tố giác
Ngày 18/3/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã gửi công văn đề nghị đến Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh cung cấp một số thông tin, để phục vụ công tác kiểm tra, xác minh tố giác tội phạm của công dân, liên quan đến vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại dự án Khu đô thị mới Quế Võ. Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ - gọi tắt là Công ty Tây Hồ làm chủ đầu tư.
Nội dung văn bản trên nêu rõ: Ngày 19/9/2017, Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh có Thông báo số 211/TB-STNMT với nội dung: Kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng, Công ty Tây Hồ đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 75 lô đất tại Dự án, còn 43 lô đất thuộc dự án Khu đô thị mới Quế Võ - gọi tắt là Dự án chỉ được chuyển nhượng khi đã có nhà xây thô.
Tuy nhiên căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT (PC03) xác định: Công ty Tây Hồ đã chuyển nhượng 3 lô đất trong số 43 lô đất chưa đủ điều kiện chuyển nhượng (đã lập hợp đồng chuyển nhượng và giao Giấy CNQSD đất cho người mua). Như vậy, việc làm này của Công ty Tây Hồ có sai phạm không. Nếu có, thì sai phạm này đã vi phạm quy định của pháp luật hoặc Thông tư, hướng dẫn, văn bản nào? Sai phạm này có bị xử lý thu hồi Giấy CNQSD đất không? Việc chuyển nhượng đất khi chưa đủ điều kiện này có gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước không?
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vừa bị tố “bội tín”, Tiến Phước lại “xé rào” bán chui dự án Senturia Nam Sài Gòn
Ngày 30/3, tại khách sạn Le Meridien Saigon (số 3C Tôn Đức Thắng, TP.HCM), chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước đã tổ chức mở bán dự án Senturia Nam Sài Gòn.
Ghi nhận của phóng viên Reatimes, buổi mở bán có sự góp mặt của hàng trăm khách hàng cũng như nhân viên kinh doanh bất động sản. Dù vấn đề pháp lý còn khá mập mờ nhưng hiện dự án vẫn được nhiều môi giới chào bán khá rầm rộ trong suốt thời gian qua.
Theo anh H.V., môi giới tại dự án này cho biết, ngay trong 2 giờ mở bán đầu tiên, dự án Senturia Nam Sài Gòn đã hết 100% giỏ hàng giai đoạn 1.
Ngoài ra, Senturia Nam Sài Gòn mở bán đợt đầu khoảng 100 căn, với tình hình “cháy” hàng như vậy, Tiến Phước sẽ dự kiến mở bán đợt tiếp theo vào tháng 9/2019.
Tuy nhiên, tra cứu thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, trên danh sách các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán trong 3 tháng đầu năm 2019 không có tên dự án Senturia Nam Sài Gòn của Công ty Tiến Phước. Như vậy, Tiến Phước coi thường pháp luật, đã mở bán chui dự án trên
Xem thông tin chi tiết tại đây
Luật “đá” nhau trong quản lý vận hành chung cư
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn Thành phố có 38 chung cư có khiếu nại, tranh chấp về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, quyền sử dụng đất, bãi giữ xe, quản lý vận hành chung cư, công tác phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo, chưa bàn giao đủ kinh phí bảo trì, trì hoãn việc tiếp nhận bàn giao hồ sơ và hệ thống kỹ thuật nhà chung cư, không tổ chức hội nghị nhà chung cư, tự ý thay đổi tên chung cư, chiếm dụng phần sở hữu chung, thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng…
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, thời điểm phát sinh tranh chấp rất đa dạng, từ trong quá trình thi công, đã hoàn thành, đã nghiệm thu đưa vào sử dụng, trong quá trình quản lý, cá biệt mâu thuẫn từ khi dự án chưa khởi công.
Cũng theo ông Tuấn, chủ đầu tư vi phạm là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các tranh chấp, trong đó, có trường hợp chủ đầu tư bán diện tích căn hộ cho khách hàng, nhưng không bán diện tích chung. Ngoài ra, sự buông lỏng quản lý, phát hiện không kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước, năng lực và phẩm chất một số Ban Quản trị chưa đáp ứng yêu cầu.