Aa

Việt kiều gian nan sở hữu nhà

Thứ Năm, 02/11/2017 - 14:01

Khi ngân hàng “ham” chứng khoán; Đề xuất được lựa chọn chủ đầu tư đối với dự án từ 100 ha trở lên; Việt kiều gian nan sở hữu nhà;… là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Khi ngân hàng “ham” chứng khoán

Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của các ngân hàng đa phần tăng mạnh. Trong đó có ngân hàng tăng đầu tư chứng khoán, trái phiếu và thu về lợi nhuận cao từ lĩnh vực này.

Trong báo cáo tài chính quý III/2017 mới công bố, Techcombank ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Trong đó, lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán tăng gần 200%. Lãi thuần chứng khoán đầu tư, kinh doanh cùng hoạt động khác tăng mạnh với lần lượt 183%, 147% và 265%.

Ngân hàng TMCP Quân đội (mã MBB-HoSE) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận tăng 63% so với cùng kỳ. 3 quý vừa qua, MBBank cũng đầu tư thêm vào chứng khoán nợ do TCTD và tổ chức kinh tế phát hành (hơn 2.500 tỷ đồng), đầu tư vào tổ chức kinh tế thêm 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB-HNX) mới đây đã công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý III với lợi nhuận tăng mạnh. Trong kỳ, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng hơn 30%. Đồng thời ngân hàng không còn ghi nhận khoản lỗ từ chứng khoán đầu tư như cùng kỳ năm trước.

Xem chi tiết tại đây

Đề xuất được lựa chọn chủ đầu tư đối với dự án từ 100 ha trở lên

Tại Báo cáo tình hình thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm và dự báo thị trường bất động sản từ nay đến tết Mậu Tuất và năm 2018, HoREA có bàn đến cơ chế đặc thù cho TP.HCM và mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, có chất lượng sống tốt.

Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), TP.HCM có dáng dấp của một siêu đô thị với dân số khoảng 13 triệu người, trong đó, có khoảng 3 triệu người nhập cư, đã đóng góp đến 1/3 GDP, 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp, 1/3 tổng thu ngân sách, và trong nhiều năm cũng là địa phương thu hút nguồn vốn FDI cao nhất của cả nước.

HoREA kiến nghị cho TP.HCM được quyết định lựa chọn chủ đầu tư các dự án có quy mô sử dụng đất từ 100ha trở lên, hoặc dự án có từ 2.500 căn nhà trở lên, hoặc dự án đầu tư dưới 10.000 tỷ đồng; Được quyết định lựa chọn nhà thầu các dự án có sử dụng đất theo điều 26 Luật Đấu thầu (Hiện nay, UBND TP phải trình Chính phủ xin cơ chế chỉ định nhà thầu từng dự án trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như xin cơ chế chỉ định thầu khi thực hiện xây dựng lại chung cư cũ bị hư hỏng nặng, nguy hiểm trong thời gian vừa qua)…

Xem chi tiết tại đây

Việt kiều gian nan sở hữu nhà

Theo Luật Nhà ở đã được sửa đổi và bổ sung có hiệu lực vào ngày 1/7/2015, những người Việt tại nước ngoài có cơ hội được sở hữu các bất động sản lâu dài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại những vướng mắc gây khó khăn cho kiều bào.

Để Việt kiều có thể sở hữu nhà ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc (Ảnh minh họa)

Để Việt kiều có thể sở hữu nhà ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc (Ảnh minh họa)

Mặc dù đã có khung pháp lý điều chỉnh, nhưng việc giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư nước ngoài vẫn còn nhiều vướng mắc. Đối với Việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam cần chứng minh được nguồn gốc, nhân thân của mình để có đủ điều kiện đứng tên chủ quyền bất động sản.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, số lượng kiều bào mua nhà tại VN vẫn còn rất ít. Lý do là luật kinh doanh bất động sản sửa đổi giới hạn số lượng nhà kiều bào được quyền sở hữu; kiều bào rất ít người có 100% tiền mặt khi mua nhà, mà phải vay ngân hàng.

Xem chi tiết tại đây

Dự án Golden Land 275 Nguyễn Trãi: Điều chỉnh giảm diện tích, tăng dân số

Trong khi hàng loạt các sai phạm của chủ đầu tư (CĐT) dự án Golden Land (275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) chưa có “án phạt”, Hà Nội đã quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên theo hướng: Tòa nhà thương mại, văn phòng có thêm chức năng nhà ở và tách dự án Golden Land thành 2 dự án.

Theo nội dung Giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP. Hà Nội cấp năm 2009, Dự án Trung tâm thương mại – Dịch vụ, Nhà ở Golden Land có quy mô gồm 3 ô đất liền kề nhau: Ô số 1 có chức năng thương mại dịch vụ, văn phòng làm việc, công trình cao 33 tầng; Ô đất 2A chức năng nhà ở thương mại, công trình cao 25-27 tầng; Ô đất 2B chức năng nhà ở cao tầng bàn giao cho thành phố.

Mới đây, theo quyết định số 3829/QĐ-UBND ngày 24/6/2017, nhiều nội dung điều chỉnh dự án Golden Land đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận.

Trong đó, UBND TP. Hà Nội chấp thuận việc điều chỉnh diện tích sử dụng đất từ 23.380m2 xuống 19.728m2 gồm 2 ô đất (số 1 và 2A). Ô đất 2B được tách thành dự án riêng.

Xem chi tiết tại đây

Dấu ấn thiên niên kỷ: Tên tuổi hoành tráng, 10 năm hoang tàn

Những dự án với cái tên hoành tránh mang ý nghĩa thiên niên kỷ, dấu thời đại lại trái ngược với số phận của chúng. Điểm chung của những dự án tỷ đô là sau gần một thập kỷ thành “bánh vẽ” hoặc “đầu voi đuôi chuột”. Nào quảng trường, tổ hợp cao ốc, nào sân golf, trường đua ngựa, biệt thự, công viên... vẫn chỉ nằm trên giấy.

Tham vọng để đời của các chủ đầu tư đều được thể hiện qua tên của các dự án. Tuy nhiên, từ ý tưởng trên giấy tới khi dự án đi vào thực tế là một chặng đường dài. Không ít các dự án đình đám, tên tuổi đang phải chịu số phận khá bi đát.

Trong đó có thể kể đến Times Square Hà Nội, Khởi công xây dựng từ 18/12/2008, dự kiến hoàn thành vào quý IV năm 2011 với tổng số vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD nhưng đến nay dự án vẫn “đắp chiếu”.

Quỹ VinaLand (VNL) thuộc Tập đoàn VinaCapital vừa ra thông báo đang trong quá trình thoái toàn bộ vốn khỏi dự án sau gần 1 thập kỷ gần như bất động. VNL sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại dự án này cho nhà đầu tư nước ngoài Elite Capital Resources Limited.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top