Aa

VietinBank: Lợi nhuận có thể giảm vì áp lực vốn và nợ xấu

Chủ Nhật, 02/12/2018 - 06:01

Dự báo chi phí dự phòng của VietinBank thêm 24% trong năm nay do tỷ lệ dự trữ thất thoát khoản vay cao hơn dự kiến, tình trạng thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu VietinBank.

Nhiều nhà phân tích đã điều chỉnh giảm 10% dự báo lợi nhuận Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (mã CTG) so với báo cáo trước đó xuống 8.400 tỷ đồng trong năm 2018.

Dự báo chi phí dự phòng của VietinBank thêm 24% trong năm nay do tỷ lệ dự trữ thất thoát khoản vay (LLR) cao hơn dự kiến. CTCK Bản Việt (VCSC) điều chỉnh giảm dự báo thu nhập lãi ròng (NII) lần lượt 3% và 10% cho các năm 2018 và 2019 chủ yếu do giả định tỷ lệ thu nhập lãi cân biên NIM thấp hơn khi giấy tờ có giá tăng mạnh, tạo gánh nặng cho chi phí huy động.

NIM hiện chịu áp lực giảm do gia tăng vốn cấp 2. Giấy tờ có giá tăng 83% so với 9 tháng 2017. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu cải thiện cho việc tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ. Do đó, NIM sẽ tiếp tục xu hướng giảm từ mức cơ sở hiện tại.

Triển vọng thu nhập phí vẫn duy trì tích cực, dù tăng đáng kể tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (NOII) trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TOI) vẫn là thách thức. Dự báo tăng trưởng thu nhập phí thuần, bao gồm tỷ giá, đạt mức tăng 26%, 24% trong giai đoạn 2018 và 2019.

Báo cáo tài chính cả năm 2018 sẽ giúp các nhà phân tích có cái nhìn chi tiết hơn về tỷ lệ tăng trưởng NFI. Tuy nhiên, VCSC dự báo NOII năm 2019 sẽ giảm 2,4% khi thu nhập từ nợ thu hồi giảm trong bối cảnh nợ xử lý thấp trong năm 2016 và 2018 vàcó khoản hoàn nhập từ tạm ứng cho giao dịch và đầu tư chứng khoán trong 6 tháng 2018.

Áp lực nợ xấu vẫn khiến Vietinbank

Áp lực nợ xấu vẫn khiến Vietinbank "chóng mặt"

Triển vọng lợi nhuận ngắn hạn có thể đến từ dự phòng thấp hơn. Tỷ lệ dự phòng thất thoát khoản vay (LLR) trong 9 tháng 2018 đạt 130% sau giai đoạn xử lý nợ VAMC. Giả định xu hướng tỷ lệ nợ xấu diễn biến tương tự các năm trước, chi phí tín dụng ngân hàng sẽ giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm 2019.

Năm 2019, VCSC cũng điều chỉnh giảm 3% so với dự báo lợi nhuận trong báo cáo trước, còn 11.800 tỷ đồng, tăng 40% so với 2018.

Tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2019 chủ yếu do dự báo về dự phòng quay trở lại mức thông thường sau VAMC, với giả định tình hình nợ xấu hiện tại được duy trì.

Theo giới phân tích, tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến cổ phiếu VietinBank và thông báo về chính sách tái cấp vốn mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng sẽ được công bố trong thời gian tới.

VietinBank cần bổ sung lượng vốn cấp 1 đáng kế, và lượng vốn này chỉ có thể đến từ các nhà đầu tư (NĐT) tổ chức nước ngoài. Thay đổi trần sở hữu nước ngoài (FOL) cần phải được luật thông qua, do đó sẽ cần nhiều thời gian. Vấn đề có thể được giải quyết bằng một số giải pháp khác khi NHNN công bố chính sách mới về tái cấp vốn.

Được biết, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của CTG cho thấy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 2.330 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,7% so với cùng kỳ. Mặc dù các hoạt động kinh doanh trong kỳ đều có kết quả khả quan hơn nhưng việc tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tới 86% lên 3.378 tỷ đồng đã dẫn tới việc lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, trong quý 3, thu nhập lãi thuần của VietinBank tăng 16,7% đạt 7.507 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ đột phá khi có lãi 787 tỷ đồng, tăng 110%. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 11% đạt lãi 182 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán có lãi 150 tỷ đồng (cùng kỳ bị lỗ 14 tỷ đồng). Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng 22% đạt 120 tỷ đồng. Chỉ riêng lãi từ hoạt động khác giảm nhẹ 1,6% đạt 543 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 7.596 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Với mức lợi nhuận này, VietinBank đứng thứ 3 trong hệ thống.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top