3 lần “lướt sóng” đất, tỷ phú “hụt” Hà Nội còng lưng trả nợ 10 năm chưa hết
Thời gian gần đây, tại xã Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bất ngờ xảy ra hiện tượng “sốt đất”, khiến giá trị giao dịch đất tại đây tăng chóng mặt, lên tới vài chục phần trăm chỉ trong thời gian ngắn.
Giới chuyên gia bất động sản Hà Nội và UBND xã Đồng Trúc ngay sau đó đã phải lên tiếng cảnh báo các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xuống tiền để tránh rơi vào “bẫy” đánh sóng, thổi giá đất của các nhóm cò môi giới.
Thực tế, theo các chuyên gia đây không phải lần đầu tiên các nhà đầu tư bị “cò” đất dẫn dắt vào vòng xoáy bởi kịch bản thổi giá. Tại Hà Nội, trong nhiều năm qua, thị trường bất động sản đã chứng kiến không ít cơn “sốt” ảo với giá trị đất tăng chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, giám đốc của một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội, lấy ví dụ về 3 lần "sốt đất tại Đông Anh.
Lần đầu vào năm 2010 - 2011, khi nhà đầu tư đón đầu các dự án hạ tầng giao thông như Cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù.
Lần thứ hai vào giai đoạn 2014 - 2015, thời điểm này, các dự án Cầu Nhật Tân, Cầu Đông Trù, nhà ga T2 Nội Bài chính thức đi vào hoạt động.
Lần gần đây nhất là vào năm 2019, thị trường Đông Anh lại “sốt” 1 lần nữa, trước thông tin lên quận vào năm 2020, kèm theo đó là hàng loạt các dự án nghìn tỷ được các “ông lớn” trong ngành bất động sản công bố. Tuy nhiên, ông Tuấn khẳng định, cả 3 lần “sốt” đất tại khu vực này đều là “ảo”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất "gỡ khó" cho doanh nghiệp bất động sản
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian vừa qua, ở nhiều địa phương nhất là TP.HCM, Hà Nội và một số thành phố lớn, có nhiều trường hợp nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng diện tích lớn để thực hiện dự án, trong đó có phần diện tích đất do Nhà nước đang quản lý (như kênh rạch, mương máng, đường giao thông, công trình công cộng khác) nằm xen kẹt trong khu đất thực hiện dự án. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì phần diện tích đất này phải đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, dẫn đến khó khăn cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai nhiều dự án.
Nhằm tháo gỡ các vướng mắc nêu trên, mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, trong đó quy định, UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư trong trường hợp trên.
Trường hợp diện tích đất do Nhà nước quản lý và đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích mà đủ điều kiện thực hiện dự án đầu tư độc lập thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tạo sức hút vốn FDI vào bất động sản bằng sự minh bạch
Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và Vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê cho hay, trong những năm qua, lĩnh vực bất động sản luôn có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thể hiện qua các con số thu hút đầu tư như: năm 2016 là 2,36 tỷ USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài; năm 2017 là 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5%; năm 2018 là 8,25 tỷ USD, chiếm 22,5% và năm 2019 là 3,87 tỷ USD, chiếm 10,2%.
Để đạt được kết quả ấn tượng này, có thể khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài do chúng ta có lợi thế với lực lượng lao động trẻ, chi phí nhân công thấp, cùng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, môi trường chính trị ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá trong nhiều năm qua.
Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép nhà đầu tư có quyền tự do đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà luật không cấm.
Luật Đầu tư năm 2014 đã xác định rõ danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; có cơ chế kiểm soát và công bố các điều kiện đầu tư kinh doanh.
Luật cũng đưa ra các điều khoản cụ thể quy định về chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nhiều giải pháp khơi thông, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp đã được triển khai.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Những tín đồ “duy ý chí” mới nói bất động sản là ngành phi sản xuất"
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, bất động sản cần được cứu trợ bởi đó là ngành liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trước ý kiến cho rằng bất động sản là ngành phi sản xuất, không tạo ra giá trị, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay: "Đó là quan điểm của tín đồ “duy ý chí”. Bất động sản là một trụ cột của nền kinh tế, bên cạnh ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, sản xuất, giao thông vận tải. Tất cả các ngành nghề trụ cột cần được bảo hộ tại thời điểm này.
Bất động sản sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngành nghề khác như xây dựng, nguyên vật liệu, dịch vụ… và hàng triệu lực lượng lao động thấy nghiệp.
Nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn rằng, bất động sản là nhà giàu, là các dự án cao cấp, là những cao tầng, nghỉ dưỡng, resort phục vụ cho người giàu. Không phải vậy! Bất động sản liên quan đến rất nhiều thành kinh tế, có cả người lao động chân tay, có người lao động tri thức. Bất động sản liên quan tới cả người nghèo và người giàu.
Không có doanh nghiệp bất động sản, ai sẽ xây nhà ở cho người nghèo. Không có doanh nghiệp bất động sản, ai sẽ tạo ra việc làm cho hàng triệu gia đình. Không có bất động sản, cơ sở hạ tầng thiếu, du lịch sẽ về đâu. Đó là một thị trường rất rộng lớn, liên quan mật thiết với nhau. Nếu bất động sản sụt đổ sẽ kép theo sự đi xuống của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, Chính phủ cần phải cứu trợ cho doanh nghiệp bất động sản. Nếu không kịch bản của nền kinh tế sẽ còn đi xuống".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khó khăn bủa vây doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Trao đổi với PV, bà Trần Thị Dung - Chủ tịch HĐQT Công ty CP EuroHa, một trong những doanh nghiệp sản xuất nhôm thanh dựng cao cấp cho biết, từ sau Tết các đơn hàng doanh nghiệp nhận về đã giảm mạnh, kéo theo doanh thu của đơn vị này cũng giảm tới 50%.
Không chỉ thế, theo bà Dung, đặc thù sản phẩm nhôm cần nhiều nguyên liệu phải nhập ngoại, cụ thể là nguồn nguyên liệu từ nước khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Do dịch bệnh các quốc gia này gần như “đóng cửa” hoàn toàn khiến hoạt động sản xuất cũng trở nên khó khăn do không có nguồn cung.
“Doanh nghiệp đã buộc phải cắt giảm nhân công, giảm tiền lương để đảm bảo duy trì quỹ ứng phó 6 tháng, đề phòng dịch bệnh kéo dài”, bà Dung chia sẻ.
Cùng chung cảnh ngộ, theo chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long (Phúc Yên), hiện nay doanh nghiệp này chỉ hoạt động được 1/3 số lượng dây chuyền sản xuất. Mặc dù chưa chạy hết công suất, song sản lượng tiêu thụ vẫn khá chậm ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhu cầu triển khai công trình xây dựng bị trì hoãn.