Aa

Ai đang thi công dự án casino 4 tỷ USD tại Quảng Nam?

Thứ Năm, 13/04/2017 - 13:40

Ai đang thi công dự án casino 4 tỷ USD tại Quảng Nam?; Những chiếc bánh... vẽ; Hãy quên căn hộ đi, đây mới là BĐS được nhà đầu tư đổ xô “săn lùng”; Mua nhà đất bằng vi bằng: Nhiều rủi ro!;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Ai đang thi công dự án casino 4 tỷ USD tại Quảng Nam?

HOIANA - Nam Hội An là dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng, casino, sân golf lớn thứ 2 ở Việt Nam với tổng mức đầu tư lên tới 4 tỷ USD. Có diện tích lên tới 985,6 ha, dự án này được đánh giá là khu phức hợp đô thị, du lịch hàng đầu Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam.

Kể từ khi niêm yết trên HOSE năm 2012, các chỉ số kinh doanh của FECON tăng trưởng khá nhanh. Đồ họa: Quang Thắng.

Kể từ khi niêm yết trên HOSE năm 2012, các chỉ số kinh doanh của FECON tăng trưởng khá nhanh. Đồ họa: Quang Thắng.

Ban đầu, liên doanh dự án được VinaCapital thành lập vào năm 2007 với sự tham gia của tập đoàn Genting Berhard của Malaysia. Tuy nhiên, tập đoàn này rút lui khỏi dự án ngay sau đó. Tới năm 2015, VinaCapital đã bắt tay cùng tập đoàn Chow-Tai-Fook (Hong Kong) và tập đoàn The Suncity Group (Macau) tái khởi động.

Giai đoạn 1 của dự án dự kiến phát triển trên diện tích khoảng 163 ha, với mức đầu tư gần 500 triệu USD bao gồm khu resort, phức hợp casino, sân golf cao cấp, phòng khách sạn, căn hộ cao cấp và các tiện ích đi kèm...

Phối cảnh một góc Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Phối cảnh một góc Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Hiện tại, dự án đang được tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng nền móng bởi Công ty Cổ phần FECON (FCN) - một công ty xây dựng bất động sản chuyên về nền móng, cấu trúc và bề mặt ngoài.

Xem chi tiết tại đây.

Những chiếc bánh... vẽ

“Tôi đã kiếm 3 tỷ mỗi tháng từ bất động sản như thế nào? Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn làm được giống như tôi. Trong 2 ngày 2 đêm, và hoàn toàn miễn phí…”.

Bạn có thấy hấp dẫn không, tôi thì chỉ thấy đáng nghi. Nghi ngờ vì sao kiếm tiền từ bất động sản dễ thế và trong kinh doanh, liệu có những ‘bữa trưa miễn phí” dễ dàng đến vậy?

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Vậy mà những lời rao dạng này đã xuất hiện trên mạng xã hội từ lâu và thu hút rất đông những người hiếu kỳ với hàng trăm, hàng ngàn comment. Nhưng còn đáng ngạc nhiên hơn khi mới đây, baner quảng cáo cho những khóa học của các “ông hoàng, bà chúa” đầu tư bất động sản, chứng khoán này xuất hiện đường bệ trên trang chủ của một trong những trang tin điện tử có số lượng người truy cập rất lớn.

Kiểm tra việc chiêu sinh, nội dung giảng dạy tại các lớp học này có hợp pháp hay không là việc của các cơ quan hữu trách. Còn với góc nhìn dư luận, rất nhiều ý kiến cho rằng, những lớp học này “có mùi” đa cấp.

Xem chi tiết tại đây.

Hãy quên căn hộ đi, đây mới là BĐS được nhà đầu tư đổ xô “săn lùng”

Báo cáo thị trường mới nhất từ Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), cho thấy phân khúc căn hộ đặc biệt là cao cấp đã chững lại, nhưng một số phân khúc khác như bất động sản giá rẻ và condotel lại cho thấy sự nhộn nhịp trong những tháng đầu năm.

Theo ghi nhận của VNREA, lượng giao dịch căn hộ chung cư trong 2 tháng đầu 2017 tại TP.HCM và Hà Nội đều giảm hẳn so với cuối 2016 (tháng 2/2017 giảm trên 30% so với tháng 1). Một phần do thời điểm này rơi vào dịp Tết nguyên đán.

Căn hộ chung cư không còn được nhà đầu tư ưa chuộng mà phần lớn giao dịch là nhu cầu ở thực. Thay vào đó, giới đầu tư BĐS đang tạo nên một làn sóng dạt vùng ven những đô thị lớn để “săn” đất nền giá rẻ. Động thái này được nhiều nhà kinh doanh dự báo sẽ là xu hướng của thị trường 2017.

Mới đây, CBRE Việt Nam công bố báo cáo nghiên cứu thị trường cho thấy phân khúc đất nền ở một số khu vực đang tạo “sóng”, đặc biệt là ở Quận 9, Bình Tân, Quận 12, Bình Chánh tại TP. HCM…giá đất nền tăng trung bình khoảng 20% đến 40% trong năm 2016.

Xem chi tiết tại đây.

19 đại gia "xếp hàng" chờ cải tạo chung cư cũ

Cuối năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã hoàn tất việc giao 19 doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo các khu chung cư cũ có chiều cao từ 2-6 tầng. Trong số các doanh nghiệp được giao triển khai, bên cạnh trường hợp gây chú ý gần đây của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) với Khu tập thể Thành Công còn có nhiều tên tuổi lớn khác như các Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, UDIC, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Vinaconex…

Bên cạnh những đại gia BĐS này, các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành lớn như Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát… cũng được giao lập quy hoạch một số dự án. Tuy vậy, trong danh sách cũng có những chủ đầu tư từng dính vào kiện cáo với cư dân ở các dự án trước đây, như Công ty cổ phần Địa ốc Sông Hồng hay Tập đoàn Tung Shing... 

Tên đơn vị được giao Tên dự án Diện tích Số lô nhà chung cư cũ
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) Khu tập thể Thành Công 23,058ha 67
Sungroup Khu tập thể Kim Liên 41,43ha 42
Khu tập thể Thanh Xuân Bắc   61
Khu tập thể Thanh Xuân Nam   8
Tập đoàn FLC Khu tập thể Kim Giang   68
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) Khu tập thể Trung Tự   29
Khu tập thể C6 - Kim Mã Thượng   5
Vingroup Khu tập thể Ngọc Khánh 24ha 58
Khu tập thể Giảng Võ 22,94ha 22
Tập thể Đường sắt   9
Khu tập thể 60 Thổ Quan   6
Khu tập thể xí nghiệp Xây lắp H24   10

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco)

Khu tập thể Khương Thượng 14,8ha 30
Tập đoàn Tung Shing Khu tập thể Vĩnh Hồ 22,26ha 30
Tập đoàn Hòa Phát Khu tập thể Tân Mai 20ha 88
Vinaconex Khu tập thể Thuốc lá Thăng Long   7
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Xuân Mai Khu tập thể 3 tầng phường Nguyễn Trãi, Hà Đông 1,1ha  
Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà Việt Đức Khu tập thể Nghĩa Tân 31,66ha 23

Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Kang Long (Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Hào Nam)

Khu tập thể Hào Nam 14,97ha 17
MIK Group Khu tập thể Phương Mai   37
GP Invest Khu tập thể Văn Chương   18
Tổng công ty Phát triển Nhà và đô thị Bộ Quốc Phòng Khu tập thể Nam Đồng    28
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) Khu tập thể phường Thanh Nhàn   23
Khu tập thể Mai Động   47
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà số 7 Hà Nội Khu tập thể Nguyễn Công Trứ 2,98ha 12
Công ty cổ phần Địa ốc Sông Hồng Khu tập thể Quỳnh Mai 17,49ha  41
Công ty cổ phần Tập đoàn T&T Khu tập thể Bách Khoa   29
Khu tập thể Đại học Thủy Lợi, Đống Đa   12

Khi giao các doanh nghiệp thực hiện nội dung nêu trên, UBND thành phố Hà Nội từng nêu rõ nguồn kinh phí cho việc lập quy hoạch chi tiết do các đơn vị này tự chủ động. Sau khi đồ án tổng thể quy hoạch chi tiết được phê duyệt, việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia sẽ thực hiện theo quy định. Đến giai đoạn này, thành phố sẽ xem xét, đảm bảo nguồn lợi mà các nhà đầu tư đã thực hiện. 

Xem chi tiết tại đây.

TP. HCM: Những làn sóng dịch chuyển của thị trường BĐS

Trong buổi báo cáo tổng kết thị trường BĐS nhà ở TP. HCM quý I/2017 diễn ra mới đây, Công ty CP BĐS Danh Khôi Á Châu (DKRA) đã tập trung làm rõ sự chuyển dịch của thị trường BĐS nhà ở tại TP. HCM và thị trường BĐS nghỉ dưỡng trong ba tháng đầu năm.

Theo đó, DKRA ghi nhận, thị trường căn hộ đang có sự dịch chuyển rõ rệt về nguồn cung. Nếu trong năm 2016, các dự án căn hộ trung và cao cấp chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 70% nguồn cung thị trường) làm dấy lên lo ngại về sự mất cân bằng của thị trường thì đến quý I/2017, một lượng lớn các dự án căn hộ bình dân (dưới 1,5 tỷ đồng/căn) được tung ra thị trường (chiếm khoảng 45% nguồn cung thị trường), mở ra cơ hội cho nhiều khách hàng với mức tài chính phù hợp.

Trong những năm gần đây, hệ thống tiện ích của khu Tây liên tục phát triển, xuất hiện nhiều tập đoàn nước ngoài đến đầu tư cũng là yếu tố quan trọng để các chủ đầu tư dịch chuyển về khu vực này. Trong ảnh là một góc khu Tây Sài Gòn sầm uất.

Trong những năm gần đây, hệ thống tiện ích của khu Tây liên tục phát triển, xuất hiện nhiều tập đoàn nước ngoài đến đầu tư cũng là yếu tố quan trọng để các chủ đầu tư dịch chuyển về khu vực này. Trong ảnh là một góc khu Tây Sài Gòn sầm uất.

Theo ông Phạm Lâm, CEO DKRA, nguyên nhân sụt giảm nguồn cung căn hộ cao cấp là do trong năm 2016, đặc biệt là quý III - quý IV, nguồn cung phân khúc này tăng đột biến, lượng tiêu thụ khá tốt (khoảng 80%) và chủ yếu là khách hàng đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, tại thị trường thứ cấp, tính thanh khoản các sản phẩm này không tốt, sinh lời ít, do đó, chủ đầu tư đang quan sát thị trường để đưa ra những kế hoạch tiếp theo.

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội: Cận cảnh tiến độ loạt dự án bám trục vành đai 3 đang mở bán rầm rộ trên thị trường

Khu chung cư An Bình City, Mỹ Đình Peal, Rivera Park, Gelexia Riverside...là những dự án bám trục vành đai 3 đang mở bán rầm rộ thời điểm gần đây.

Cụ thể, Chung Cư An Bình City tọa lạc tại Khu đất TM1, TM2, KĐT Thành phố Giao Lưu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội – Geleximco làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm 8 tòa nhà chung cư cao 35 tầng (A2,A3,A6,A7) và 28 tầng (A1,A4,A5,A8). Toàn bộ công trình bao gồm 2732 căn hộ chung cư.

Hiện tại các tòa chung cư hiện đã vươn đến tầng 25.

Hiện tại các tòa chung cư hiện đã vươn đến tầng 25.

Toàn bộ dự án được khởi công vào đầu năm 2016 và dự kiến bàn giao vào quý 2/2018.

Khu chung cư Chung cư Rivera Park tọa lạc tại đường Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân do Công ty cổ phần Long Giang Land làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm 2 tòa nhà cao 22 tầng và 2 tầng hầm. Khu chung cư được khởi công vào cuối năm 2015 và dự kiến bàn giao vào năm 2017.

Mỹ Đình Pearl do SSG Group làm chủ đầu tư tọa lạc tại ngã ba giữa đại lộ Thăng Long và đường Châu Văn Liêm. Dự án có 2 tháp cao 38 tầng gồm 984 căn hộ, 2 tầng hầm.

Dự án được khởi công vào cuối năm 2016 và dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2018.

Gelexia Riverside tọa lạc tại số 885 Tam Trinh do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án gồm 4 tòa chung cư CT1, CT2A, CT2B và CT3, cao từ 31 đến 33 tầng. 4 tòa Gelexia Riverside sau khi hoàn thiện dự án sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 căn hộ chung cư.

Dự án được khởi công vào giữa năm 2016 và đang triển khai phần hầm. Dự kiến, các căn hộ tại đây sẽ hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng vào quý III/2018.

Xem chi tiết tại đây.

Mua nhà đất bằng vi bằng: Nhiều rủi ro!

Những căn hộ có diện tích khoảng 20m2 gồm một tầng trệt và một lầu đang được mua bán tại các quận vùng ven trung tâm TP.HCM với giá 350 triệu đến 600 triệu đồng.

Điểm khác biệt của việc mua những căn nhà với các giao dịch mua bán nhà đất thông thường là không có sổ đỏ, không hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, mà chỉ có 1 giấy tờ được gọi là vi bằng. Hình thức mua bán nhà, đất này đang diễn ra khá rầm rộ.

Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa phát lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết một nội dung nào đó với nhau.

Trong trường hợp mua bán nhà, đất ở trên, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. Thậm chí trong vi bằng còn ghi rõ: "Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan".

Xem chi tiết tại đây.

Sau 9 năm, khu đô thị mới Dương Nội vẫn “nửa phố, nửa quê”

Dự án Khu đô thị mới Dương Nội nằm trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) rộng hơn 100 ha, có tổng mức đầu tư hơn 7 nghìn tỷ đồng do Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư.

Theo giới thiệu của chủ đầu tư, KĐT mới Dương Nội được phát triển đồng bộ với hệ sinh thái các tiện ích, dịch vụ, các loại hình bất động sản đa dạng : Hệ thống biệt thự, các tòa chung cư, văn phòng, bệnh viện, khách sạn, trường học, trung tâm thương mại, khu mua sắm shop villas, hồ điều hòa, công viên... 

Tuy nhiên, sau gần 10 năm khởi công, dự án KĐT mới Dương Nội vẫn còn ngổn ngang nửa vời: nửa phố, nửa vườn, nửa bỏ hoang. Phần lớn diện tích KĐT mới này còn bỏ hoang.  

Xem chi tiết tại đây.

Cải tạo chung cư cũ: Mũi tên nào bắn thủng được bức tường bất khả xâm phạm?

Cải tạo chung cư cũ - vấn đề bế tắc hàng thập kỷ của Thủ đô – gần đây lại trở thành câu chuyện sôi sục. Điều này bắt đầu từ việc, lãnh đạo Hà Nội thực sự sốt ruột, tuyên bố sẽ có những thay đổi quyết liệt, tháo gỡ các nút thắt trong cải tạo chung cư cũ. Cụ thể, một trong những nút thắt khó giải quyết nhất là tỷ lệ đền bù, điều này khiến người dân và doanh nghiệp luôn trở thành những đường thẳng song song không tìm được tiếng nói chung.

Tuy nhiên, bài toán đầu tiên cần phải giải lại là việc, các hộ dân sẽ đi đâu, sống như thế nào trong suốt thời gian phá bỏ chung cư cũ, xây lại chung cư mới? Khi đa số người dân đều khẳng định, họ muốn tái định cư tại chỗ, không muốn dời đi đâu bởi có quá nhiều bất cập phát sinh trong việc di dời ấy.

Những dãy nhà chung cư cũ ở Hà Nội đã trở thành ký ức đô thị.

Những dãy nhà chung cư cũ ở Hà Nội đã trở thành ký ức đô thị.

ThS. KTS Trương Ngọc Lân (Giảng viên ĐH Xây dựng Hà Nội) cho rằng: “Lý tưởng nhất trong việc cải tạo chung cư cũ là có thể tái định cư tại chỗ. Cải tạo nhưng làm thế nào để vẫn giữ được hơi thở xã hội ở đó. Nếu mình xây lại, đưa toàn bộ cộng đồng đi chỗ khác thì dở, toàn bộ hồn xã hội sẽ bị mất đi, vì chính con người mới làm nên cái hồn ở đó. Do vậy, khi cải tạo chung cư cũ cũng phải lưu ý, làm sao tái định cư được toàn bộ mà vẫn giữ được tinh thần”.

KTS Trương Ngọc Lân cho rằng, nếu tái định cư ở chỗ khác, về mặt xã hội, người dân sẽ bị thiệt thòi và ảnh hưởng rất nhiều vì họ mất mạng lưới cũ, mất cộng đồng của họ. 

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top