Thị trường nhà ở Việt Nam và những dấu hiệu lạc quan
Khu vực sản xuất bùng nổ nhờ hưởng lợi từ sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc; quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; sự đổi mới trong những chính sách, quy định và sự cởi mở của Chính phủ; tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch đầy tiềm năng... là những yếu tố sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Các chuyên gia nhận định, nhu cầu về nhà ở và các không gian khách sạn đang ở trong thời kỳ “vàng” của sức cầu. Thị trường nhà đất Việt Nam đã từng có một quá khứ không mấy đẹp đẽ, nếu chẳng muốn nặng lời nói từ “ảm đạm”. Với nguồn cung “nhỏ giọt” trong khung cảnh hàng dài người xếp hàng chờ mua BĐS được chào bán đã khiến thị trường lên cơn “phẫn nộ”, bong bóng BĐS nổ, tất yếu hàng loạt trận đổ vỡ xảy ra. Tuy nhiên, đến nay, thị trường này đã có “độ chín” hơn nên hiện có rất nhiều chuyên gia tin tưởng vào xu hướng tăng trưởng bền vững trên thị trường BĐS Việt Nam.
Bùng nhùng việc quản lý nhà chung cư
Gần đây, qua công tác rà soát, kiểm tra các nhà chung cư trên địa bàn của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho thấy hiện đang còn rất nhiều tồn tại. Những tranh chấp, xung đột phổ biến nhất hiện nay là việc chậm bàn giao kinh phí bảo trì 2%; sử dụng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư; tranh chấp về diện tích sở hữu chung, riêng...
Theo cơ quan chức năng, là địa phương có số lượng chung cư nhiều nhất cả nước, nhưng vai trò của các chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành và ý thức trách nhiệm của cư dân ở nhiều chung cư chưa theo kịp được sự phát triển của thực tế. Trong đó, phần lớn các mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ lợi ích cục bộ chưa được các chủ thể dung hòa. Bên cạnh đó, vai trò quản lý nhà nước, mà cụ thể là UBND cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn chưa được phát huy, dù đã được phân cấp, quy định rõ trách nhiệm.
ITA cho thuê đất nhiều khu công nghiệp để trả nợ
Trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, các kiểm toán viên đã nhấn mạnh về khả năng thanh toán các khảon nợ quá hạn năm 2016 và đến hạn năm 2017 của doanh nghiệp này. Cụ thể, ITA đang có các khoản vay với giá trị 1.492 tỷ đồng (tính đến thời điểm 31/12/2016), trong đó gần 163 tỷ đồng nợ vay đã quá hạn thanh toán trong năm tài chính 2016 và hơn 285 tỷ đồng sẽ đến hạn thanh toán năm tài chính kết thúc 31/12/2017.
Các con số này không khỏi làm dấy lên những nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục tủa ITA.
Giải trình về vấn đề này, Tân Tạo cho biết đã xin được sự phê duyệt của các Ngân hàng cho việc gia hạn thời gian thanh toán trong năm tài chính 2016 sang năm 2017 cũng như phê duyệt của các Ngân hàng liên quan đến việc tái cơ cấu nợ vay tại ngày 31/12/2016.
Ngoài ra, Tân Tạo cũng có kế hoạch chi tiết về dòng tiền trong năm 2017 để có chi phí trả các khoản nợ. Dòng tiền này dự kiến đến từ việc cho thuê đất tại KCN Tân Tạo và Tân Đức. ITA cũng khẳng định, có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong năm tài chính tiếp theo.
Sốt đất Đà Nẵng: Tăng giá kỷ lục, mất trắng chục tỷ
Tháng 3/2017, dự án hầm chui sông Hàn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng được đưa ra bàn thảo và lãnh đạo Đà Nẵng quyết tâm triển khai. Giới đầu cơ nhà đất chớp cơ hội này, đẩy giá đất tại khu vực đầu cầu hầm chui khu vực Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà lên gấp 2-3 lần.
Đến ngày 6/3, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý chủ trương làm hầm chui đã khiến giá đất rớt thê thảm, làm nhiều người ôm đất gần khu vực trên phải “ôm hận”. Thậm chí, nhiều người mất trắng cả chục tỷ đồng.
Dự án hầm chui sông Hàn dần rơi vào quên lãng, giờ đây “sóng ngầm” sốt đất lại chuyển hướng lên phía tây bắc Đà Nẵng, thuộc quận Liên Chiểu, vốn mấy chục năm nay ngủ yên chẳng mấy ai quan tâm. Sốt đất âm ỉ suốt từ đầu 2017 đến nay và bùng phát khi thông tin Đà Nẵng triển khai dự án cảng Liên Chiểu và ga hàng hóa Kim Liên. Mặc dù đến nay, các dự án đó vẫn còn nằm trên giấy.
Hà Nội cấm đường nhiều phương tiện trong 13 ngày diễn ra hội nghị APEC
Theo kế hoạch phân luồng của Công an Hà Nội, vào giờ cao điểm sáng (6 - 9h), trưa (11 - 14h30) và chiều (16 - 19h30) các ngày 8 - 22/5, ôtô chở hàng 500kg trở lên; ôtô chở khách 25 chỗ trở lên (trừ xe ưu tiên) bị hạn chế hoạt động trên các tuyến đường: Phạm Hùng; Đại lộ Thăng Long; Đỗ Đức Dục; Miếu Đầm; Trần Duy Hưng; Nguyễn Chí Thanh; Liễu Giai; Kim Mã; Đào Tấn, Láng.
Trong thời gian tạm cấm đường trên, các phương tiện trong diện bị hạn chế sẽ lưu thông theo các hướng như sau:
Xe phía Đông đi phía Tây và ngược lại đi theo tuyến QL5 - Nguyễn Văn Linh - Lý Sơn - cầu Đông Trù - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - QL2 - đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Ba ngày lãi 1 tỷ: Buôn đất trúng đậm, nhà nhà đổ tiền đầu cơ
Nhiều thông tin trúng lớn từ đất nền dẫn đến người người, nhà nhà a dua theo. Trạng thổi giá đất lên cao từ 1-12 triệu đồng/m2 đang xảy ra ở Củ Chi, Cần Giờ (TP.HCM), thậm chí lan sang các tỉnh vệ tinh như Long An, Đồng Nai...
Chỉ trong thời gian ngắn, giá đất nền tại nhiều khu vực ở TP.HCM tăng lên chóng mặt. Nhiều khu vực ven đô đã trở thành tâm điểm thị trường khi mức giá tăng gấp đôi. Nhiều nhà đầu tư và môi giới nhà đất đã đẩy giá lên cao.
“Đang có sốt ảo về đất nền, phân lô, đất ruộng”, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM khẳng định. Ngoài nguyên nhân hạ tầng thì giới đầu nậu, cò đất đang đẩy nhiều thông tin về việc kiếm tiền trúng lớn nên dẫn đến tác hại cho thị trường. Do đó, cần phải có cảnh báo mạnh mẽ về việc sốt đất nền, dễ dẫn đến vỡ bong bóng phân khúc đất nền, phân lô, tách thửa.