Aa

Bất động sản 24h: 3 tháng không chốt được khách, môi giới thấp thỏm lại lo tới "tháng cô hồn"

Chủ Nhật, 24/07/2022 - 10:32

3 tháng không chốt được khách, môi giới thấp thỏm lại lo tới "tháng cô hồn"; Thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM: Giá chào thuê tăng trở lại... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

3 tháng không chốt được khách, môi giới thấp thỏm lại lo tới "tháng cô hồn"

Chạy quảng cáo nhưng không ra đơn, rao bán sản phẩm 3 tháng không có người mua… là những gì mà môi giới đang phải đối mặt khi thị trường trầm lắng. Nỗi lo đó càng gia tăng khi nhiều môi giới than thở, sắp đến "tháng cô hồn", cơ hội tìm khách lại càng heo hút.

3 năm làm nghề môi giới nhưng lần đầu tiên, chị Lê Nhàn (Hà Nội) rơi vào tình cảnh 3 tháng không có bất kỳ giao dịch nào thành công xảy ra. Chuyên môi giới đất nền tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, chị Nhàn kể có thời điểm, tháng chốt thành công tới 4 giao dịch. Ngay cả lúc dịch bệnh, vẫn có khách hàng thi thoảng hỏi thăm và lác đác giao dịch được chốt.

Nhưng trong vòng 3 tháng nay, chị Nhàn than thở: "Khách hỏi không có ai. Giao dịch cũng chưa chốt được một thương vụ nào. Ngay cả chủ đất nhờ bán hộ có cắt lỗ tới 15% nhưng chẳng có khách mua". 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Linh hoạt quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội: Nên giao quyền chủ động cho địa phương

Đẩy mạnh phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân (gọi chung là nhà ở xã hội – NƠXH) là một chủ trương, chính sách đúng đắn, nhân văn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế và quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có việc dành 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại để xây NƠXH.

Để giải quyết và tăng cường quỹ đất phát triển NƠXH, Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải “dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở” (Điều 26).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khu Tây Hà Nội thiết lập mặt bằng giá mới, người dân vẫn không ngừng đổ về đây

Theo nghiên cứu của CBRE, tính chung toàn thị trường Hà Nội trong 1 thập kỷ qua thì khu vực phía Tây vẫn là nơi tập trung nguồn cung căn hộ lớn nhất, dẫn đầu thị trường về thị phần với mức trên 56%.Trong đó, ba quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Cầu Giấy đang chiếm trên 44% thị phần sơ cấp.

Còn theo Savills dự đoán, trong tương lai gần phía Tây vẫn là khu vực dẫn đầu nguồn cung với 26.300 căn từ 29 dự án, chiếm 29% tổng nguồn cung toàn thị trường Hà Nội. Cụ thể, năm 2022 sẽ có khoảng 4.000 căn hộ được tung ra thị trường, với khu vực phía Tây chiếm 65% thị phần.

Có thể thấy, sự có mặt của các doanh nghiệp tên tuổi như Vingroup, Geleximco, Vinaconex, MIK Group, FLC… đã khiến thị trường phía Tây ngày càng sôi động, hàng loạt dự án ở nhiều phân khúc được ra đời, có thể kể đến như: Sun Garden, Ha Noi Landmark 81, Season Avenue, Ecolife Capital, Taseco Complex - N03- T2, FLC Complex 36 Pham Hung, Luxury Park Views, Ha Noi Paragon…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM: Giá chào thuê tăng trở lại

Những ngày gần đây, nhiều cửa hàng Bách hóa Xanh tại TP.HCM treo biển “sốc, xả kho giảm đến 50%” và một số cửa hàng treo bảng tạm đóng cửa để nâng cấp đang gây chú ý cho nhiều người. Báo cáo tài chính quý I/2022 của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (đơn vị chủ quản của Bách hóa Xanh) cho thấy, tính đến hết tháng 4/2022, toàn chuỗi có 2.140 cửa hàng Bách hóa Xanh. Tuy nhiên, đến ngày 15/7, hệ thống này chỉ còn 1.824 cửa hàng.

Việc đóng cửa hàng loạt cửa hàng của thương hiệu lớn này cho thấy sự khốc liệt của thị trường bán lẻ và dấy lên những lo ngại rằng thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ có nguy cơ bước vào một đợt trầm lắng tiếp theo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chỉ nhìn vào một vài thương hiệu thì chưa đại diện cho toàn thị trường. Nhiều nhà bán lẻ khác vẫn có kế hoạch mở rộng quy mô, thậm chí một số doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam khi xác định đây là thị trường chủ lực để phát triển.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản công nghiệp biến động ra sao?

Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra bản cập nhật ngành khu công nghiệp trong đó đề cập đến triển vọng của ngành này trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023.

Trong nửa cuối năm 2022, SSI Research kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của nhóm khu công nghiệp sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ, nhờ vào (nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa. Cùng với đó là giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (BCM) dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CaptaLand.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top