Ai được lợi trong vòng xoáy giá bất động sản tăng?
Cơn bão giá đang càn quét diện rộng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Trong vòng xoáy giá tăng, thu nhập “giật lùi”, giấc mơ an cư của người dân đang ngày càng xa vời, trong khi túi tiền của giới đầu cơ vẫn liên tục đầy lên bất chấp sự siết chặt của cơ quan quản lý.
Các dữ liệu thăm dò của loạt đơn vị nghiên cứu hàng đầu cho thấy, sau nhiều lần thanh lọc, thị trường đang tồn tại 4 nhóm đầu tư chính tham gia vào hoạt động mua bán nhà đất: nhà đầu tư chuyên nghiệp (không kể các doanh nghiệp địa ốc lớn), giới đầu cơ, nhà đầu tư mới (F0) và người mua nhà ở thực.
Sau hàng loạt cơn sốt, giá nhà leo thang khắp nơi, những người có nhu cầu ở thực rõ ràng đang là đối tượng yếu thế nhất trong cuộc đua “tứ mã” khi nhà giá rẻ đã biến mất trên thị trường, thay vào đó là loại hình nhà hợp túi tiền nhưng mặt bằng giá trung bình có thể lên tới 25 - 40 triệu đồng/m2.
Theo khảo sát của các đơn vị nghiên cứu, nhóm mua nhà ở thực sẽ tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi khi giá nhà đất tăng cao trong năm 2022 do tác động của trượt giá, lạm phát tăng nhanh. Đặc điểm của nhóm này là thường có phản ứng chậm đối với các biến động trên thị trường địa ốc.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thiếu nhất quán trong thực thi chính sách: “Tử huyệt” của các dự án bất động sản du lịch tại Khánh Hòa
Sự thiếu nhất quán trong ban hành cơ chế và thực thi chính sách cùng việc chậm trễ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khánh Hòa đã khiến nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản du lịch rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, nhưng khu vực Bãi Dài, phía Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) vốn là một vùng đất hoang sơ, tiêu điều, khó phát triển kinh tế du lịch. Từ năm 2004, tỉnh Khánh Hòa đã rất chú trọng công tác kêu gọi đầu tư cho khu vực Bãi Dài, tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp mặn mà.
Đến giai đoạn 2013 - 2017, khi phân khúc bất động sản du lịch đang trên đà phát triển mạnh, thị trường xuất hiện nhiều “ông lớn” bất động sản tiên phong khai phá những mảnh đất tiềm năng nhưng còn mới mẻ về du lịch và cơ sở dịch vụ lưu trú còn sơ khai tại nhiều địa phương trên cả nước.
Nhằm tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư phát triển du lịch, thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành cơ chế, chính sách cho phép một số chủ đầu tư phát triển dự án tại khu vực Bãi Dài, Bắc bán đảo Cam Ranh được chuyển đổi một phần đất thương mại dịch vụ sang hình thức đất ở nông thôn đi kèm với điều kiện “không hình thành đơn vị ở” để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Xây dựng: Đà tăng giá nhà đất chưa dừng lại
Trong quý I, giá giao dịch bất động sản bình quân toàn thị trường đều trong xu hướng tăng, theo đánh giá của Bộ Xây dựng.
Thông tin về thị trường bất động sản quý I/2022, Bộ Xây dựng cho biết đã triển khai khảo sát, thu thập thông tin dữ liệu, xác định mức độ biến động giá giao dịch một số loại bất động sản trong tháng 3/2022 và quý I/2022 tại 8 địa phương gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo Bộ Xây dựng, trong tháng 3/2022, giá giao dịch bất động sản để bán bình quân toàn thị trường đều ở trong xu hướng tăng. Một số loại hình bất động sản tại một số địa phương tăng giá khá cao so với tháng trước.
Cụ thể, tại Hà Nội, căn hộ chung cư tăng 1,53%; nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Tại TP. HCM, căn hộ chung cư tăng 2,48%; nhà ở riêng lẻ tăng 2%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 3,6%.
Cũng theo Bộ Xây dựng, giá bất động sản cho thuê tại Hà Nội và TP.HCM trong tháng 3 năm nay ghi nhận tăng nhẹ so với tháng 2/2022. Trong khi giá căn hộ chung cư cho thuê tại Đà Nẵng có mức giá tăng tương đối tốt so với tháng trước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phân khúc nhà ở xã hội sắp tái khởi động - đột phá mới về nhà ở trong năm 2022
Các chương trình phát triển nhà ở xã hội đã và đang được thúc đẩy ngay từ đầu năm 2022 cho thấy những tín hiệu lạc quan về sự trở lại của phân khúc này nhằm giải quyết bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Thị trường bất động sản trong 2 năm gần đây thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, cú hích từ gói vay ưu đãi 15.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ 2% lãi vay thương mại trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023 đang hút vốn doanh nghiệp vào các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Theo đó, ngay từ đầu năm, hàng loạt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được các doanh nghiệp tư nhân khởi công xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng trên cả nước.
Ðơn cử, Tổng công ty Ðầu tư phát triển nhà và Ðô thị (HUD) đã sẵn sàng khởi công năm dự án với tổng diện tích sàn hơn 230.000m2, với gần 2.560 căn hộ. Ðồng thời, từ nay đến năm 2025, HUD xây dựng kế hoạch triển khai hàng loạt dự án nhà ở xã hội tại nhiều địa phương trong cả nước với khoảng 750.000m2 sàn, tương đương với hơn 8.000 căn hộ, đưa tổng diện tích nhà ở xã hội do HUD đã và sẽ triển khai đến năm 2025 cán mốc khoảng một triệu mét vuông sàn, tương đương hơn 11 nghìn căn hộ.
Hay Tổng công ty Viglacera đã khởi công 2 khu nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh và Ðông Mai, Quảng Ninh. Trong đó, dự án tại Bắc Ninh sẽ cung cấp 2.000 căn hộ chung cư, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 10.000 công nhân và chuyên gia làm việc tại khu công nghiệp này. Còn dự án tại Khu công nghiệp Đông Mai, với quy mô khoảng 1.000 căn hộ cho công nhân và 72 căn nhà thấp tầng dành cho chuyên gia.
Xem thông tin chi tiết tại đây
BĐS hạ nhiệt, nhà đầu tư "tháo chạy" khỏi cơn sốt đất 10 năm trở lại
Sau một thời gian dài nhiều người đổ xô vào đầu tư thị trường bất động sản ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đến nay các hoạt động trở lại bình thường nên nhà đầu tư đã trở lại với nghề chính của mình.
Theo khảo sát của giới kinh doanh bất động sản ở TP. Vinh (Nghệ An), thời gian xảy ra “sốt đất” gần 1 năm qua ở thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trong thời gian này, đỉnh điểm bất động sản diễn ra cơn sốt vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm ngoái đến những ngày đầu tháng 4 năm nay.
Vào thời điểm trên, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, dạy học và nhiều ngành nghề khác rất nhàn rỗi. Dẫn đến, nhiều thành phần trong xã hội đổ xô nhảy vào hoạt động buôn bán bất động sản. Chưa bao giờ thị trường các tỉnh miền Trung lại trở nên sôi động giữa “cò đất và nhà đầu tư”, họ có mặt khắp nơi từ thành thị đến vùng nông thôn hẻo lánh như lúc bấy giờ.
Anh Nguyễn Trung Kiên, một nhà đầu tư tại TP. Vinh cho biết: “Trước đây, nhà nhà, người người đổ xô vào bất động sản, đẩy thị trường lên cao bất thường từ thành thị đến nông thôn. Ở đâu cũng xuất hiện những người thuộc lĩnh vực khác nhưng lại làm việc liên quan đến đất đai như: Giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên các quán bar, khách sạn, karaoke, chủ nhà hàng… Họ tận dụng thời gian rỗi đổ tiền vào kinh doanh bất động sản.