Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản 2022 được dự báo sẽ tươi sáng

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Ba, 30/11/2021 - 10:30

Bất động sản 2022 được dự báo sẽ tươi sáng; TP.HCM tìm cách xử lý 14 chung cư cũ đang ở mức độ nguy hiểm... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản 2022 được dự báo sẽ tươi sáng

Kết thúc đợt giãn cách xã hội từ tháng 9/2021, thị trường bất động sản bắt đầu dấu hiệu tăng nhiệt. Theo dự báo của chuyên gia, khả năng phục hồi nền kinh tế và thị trường bất động sản trong trạng thái bình thường mới là tươi sáng.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), đánh giá thị trường bất động sản năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhất là quý III/2021.

Theo dự báo, khả năng phục hồi nền kinh tế và thị trường bất động sản trong trạng thái bình thường mới là tươi sáng.

Nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.

Giao dịch trên thị trường thường xuyên đối mặt với tình trạng đứt gãy, gián đoạn. Thị trường cũng xuất hiện lực cầu F0. Trạng thái của thị trường thay đổi nhiều và mạnh, có giai đoạn sốt cao, có giai đoạn trầm lắng.

Bên cạnh đó, tình trạng mất cân đối cung - cầu rất nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM.

Giá bất động sản nói chung đã leo thang và neo ở mức cao. Đặc biệt là thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Riêng ở TP.HCM giá bất động sản hiện nay tăng gấp 2 lần và không có dấu hiệu giảm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sức hấp dẫn của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam khi mở cửa sau giãn cách chống dịch Covid-19

Thông qua việc dần mở cửa trở lại hoạt động du lịch với du khách trong nước đã tiêm đủ liều vắc-xin cũng như lịch trình mở cửa đón khách quốc tế, thị trường bất động sản du lịch sẽ nhanh chóng phục hồi.

Trong những năm gần đây, dịch vụ du lịch đã trở thành một lĩnh vực quan trọng có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các dự án bất động sản du lịch đã gia tăng mạnh mẽ và phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng. Đại dịch Covid-19 với sự lây lan nhanh chóng và khốc liệt đã làm gián đoạn sự phát triển của thị trường bất động sản du lịch. Thông qua việc dần mở cửa trở lại hoạt động du lịch với du khách trong nước đã tiêm đủ liều vắc-xin cũng như lịch trình mở cửa đón khách quốc tế, thị trường bất động sản du lịch sẽ nhanh chóng phục hồi và có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt. 

Là một quốc gia có bờ biển dài trên 3.260km, với nhiều bãi biển tuyệt đẹp, sự phong phú về địa hình rừng núi, sông ngòi, đầm phá, ao hồ và sự đa dạng về văn hóa, lịch sử giữa các vùng miền, Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút du khách và phát triển du lịch. Từ nhiều năm nay, du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ đó, nhiều cơ chế, chính sách được triển khai từ cấp Trung ương đến các địa phương với mục đích thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Sóng“ lại nổi ở ven đô

Sau một thời gian dài tạm lắng, đất nền tại khu vực ven Thủ đô như Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, khu đô thị Hòa Lạc... lại bắt đầu "sôi sục".

Theo thông tin từ Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đang đề xuất chủ trương phát triển mô hình "thành phố trong thành phố" tại khu vực phía Bắc (gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), phía Tây gồm thành phố mới Hoà Lạc.

Thông tin này ngay lập tức nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản trong bối cảnh dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát khiến hầu hết các hoạt động kinh doanh, trong đó có cả bất động sản bị ngừng trệ.

Đất nền khu vực Đông Anh, Sóc Sơn hút nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về

Khảo sát thực tế của phóng viên Reatimes cho thấy, tại địa bàn huyện Đông Anh, các xã Vân Nội, Nam Hồng, Tiên Dương, Nguyên Khê... đang thu hút lượng lớn các nhà đầu tư đổ về xem đất và tiến hành các giao dịch mua bán khiến giá đất ở đây tăng mạnh. 

Theo đó, đất phân lô trong khu dân cư tại xã Vân Nội đang rao bán với mức giá 30 - 40 triệu đồng/m2, tuy không bằng đợt "sóng" hồi đầu năm nhưng tăng mạnh so với giữa năm. Tương tự, tại khu vực xã Nam Hồng, Tiên Dương với những khu đất gần trục đường quốc lộ 23B đang được giao dịch quanh vùng giá 50 triệu đồng/m2, đi sâu hơn vào trong làng mức giá cũng dao động từ 30 - 35 triệu đồng/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Không nên “phân biệt đối xử”, siết chặt tín dụng bất động sản một cách cực đoan

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia khi nói về bài toán vốn vay cho các doanh nghiệp bất động sản tại Hội thảo: “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay".

Ngày 25/11, được sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay". Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) là đơn vị tổ chức Hội thảo. Đơn vị đồng hành là Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land, HD Mon.

Hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng); đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương; lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; trên 50 chuyên gia, nhà khoa học cùng đại diện hàng trăm doanh nghiệp bất động sản khác.

Tại Hội thảo, những vấn đề của thị trường bất động sản được các chuyên gia “mổ xẻ” dưới nhiều góc độ nhằm đem đến cái nhìn tổng quan về “sức khoẻ” của lĩnh vực này. Thông qua đó đề ra những kiến nghị và giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục mạnh mẽ. Một trong số đó là vấn đề tín dụng bất động sản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM tìm cách xử lý 14 chung cư cũ đang ở mức độ nguy hiểm

TP.HCM giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH-KT) rà soát, đề xuất chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của toàn bộ 14 chung cư cấp D (cấp nguy hiểm, có thể sập bất cứ lúc nào, cần di dời khẩn cấp) để làm cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định.

Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình về tiến độ thực hiện Chương trình sửa chữa, cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM giao Sở QH-KT rà soát, đề xuất chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của toàn bộ 14 chung cư cấp D (cấp nguy hiểm, có thể sập bất cứ lúc nào, cần di dời khẩn cấp) để làm cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định.

Về 14 chung cư cũ đang ở mức độ nguy hiểm, UBND TP giao UBND các quận có chung cư cấp D rà soát, báo cáo đề xuất cụ thể phương án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các địa phương đề xuất thứ tự chung cư cũ ưu tiên thực hiện, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, xử lý theo quy định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top