Aa

Bất động sản 24h: Nguy cơ lạm phát tăng cao, giới đầu tư BĐS sốt sắng ôm tiền đi săn đất nền

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Bảy, 27/11/2021 - 10:30

Nguy cơ lạm phát tăng cao, giới đầu tư BĐS sốt sắng ôm tiền đi săn đất nền; Ai đang ôm trái phiếu bất động sản nhiều nhất?... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Nguy cơ lạm phát tăng cao, giới đầu tư BĐS sốt sắng ôm tiền đi săn đất nền

Trước nguy cơ lạm phát có thể xảy ra, cơn sốt nhẹ bắt đầu rục rịch xuất hiện tại các thị trường vùng ven như huyện Bình Chánh (TP.HCM), huyện Châu Đức, Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu)… trong đó những sản phẩm đất nền dao động từ 1 - 2 tỷ đồng vẫn giữ sức hút lớn.

Kinh tế Việt Nam được nhận định đang đứng trước rủi ro lạm phát khi Chính phủ triển khai mạnh các biện pháp phục hồi tăng trưởng bằng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ.  Trước thông tin này, giới đầu tư nhà đất đã bắt đầu có những tính toán về nơi gửi gắm dòng tiền. Trong đó, câu hỏi lớn nhất ở thời điểm này là có nên rút hết tiền mặt đi mua nhà đất nếu nguy cơ lạm phát xảy ra.

Nguy cơ lạm phát tăng cao, giới đầu tư bất động sản sốt sắng ôm tiền đi săn đất nền. (Ảnh: Nhịp sống kinh tế)

Nhìn lại diễn biến thị trường bất động sản trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là ở giai đoạn 2006 - 2008, khi lạm phát xảy ra thị trường đã chứng kiến việc nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán và chuyển hướng sang bất động sản. Lượng tiền lớn đổ vào bất động sản khiến giá nhà đất tăng đột biến. Thời điểm này, giá nhà đất tại một số khu vực TP.HCM từng ghi nhận tăng 100 - 150% chỉ trong giai đoạn từ đầu năm 2007 đến đầu năm 2008.

Trong giai đoạn này còn ghi nhận dòng vốn tín dụng ngân hàng và dòng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào thị trường địa ốc. Theo thống kê, chỉ trong năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản là 8 tỷ USD.

Điều này cho thấy càng lạm phát người dân càng có xu hướng bỏ tiền vào nhà đất để tránh mất giá. Thậm chí, ngay cả trong lạm phát, giá nhà đất tiếp tục tăng là cơ hội cho các nhà đầu tư chốt lời "khủng".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bộ Xây dựng và VCCI tổ chức Hội nghị đối thoại “gỡ khó” cho doanh nghiệp

Nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất, Bộ Xây dựng vừa phối hợp với VCCI tổ chức Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan.

Sáng 26/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; ông Phạm Tấn Công – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng chủ trì sự kiện. Hội nghị còn có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, các sở, ngành có liên quan, các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, hiệp hội doanh nghiệp và các chuyên gia, các cơ quan truyền thông báo chí...

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, bên cạnh những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về tài khóa và tiền tệ, việc thúc đẩy các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính là một trong những giải pháp hiệu quả, bền vững cho doanh nghiệp và cho phục hồi kinh tế.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần sự chung sức của các bên trong việc tháo gỡ khó khăn, phục hồi thị trường BĐS

Diễn biến thị trường BĐS năm 2021; các khó khăn, tồn tại và nhiều giải pháp tháo gỡ đã được Thứ trưởng Bộ Xây dựng chỉ rõ tại Hội thảo "Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường BĐS...".

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại Hội thảo "Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay".

Ngày 25/11, được sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay". Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) là đơn vị tổ chức Hội thảo. Đơn vị đồng hành là Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land, HD Mon.

Reatimes giới thiệu nội dung phát biểu của ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng tại Hội thảo. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nghị quyết của Bộ Chính trị và niềm tin mạnh mẽ về “cực tăng trưởng mới” ở xứ Thanh

Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, Thanh Hóa là cửa ngõ kết nối của miền Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền Nam. Trong giai đoạn tới, Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, cảng biển, hàng không… áp dụng các cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư.

Ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 

Trên cơ sở nội dung Nghị quyết, ngày 28/2/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, trong đó chỉ rõ: 

Xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ai đang ôm trái phiếu bất động sản nhiều nhất?

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 201.000 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 45,5% tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Đây là số liệu tại Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý III do SSI Research công bố mới đây. Đáng chú ý là khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong quý III/2021 bất chấp thị trường bất động sản gặp không ít khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi có không ít lô trái phiếu do các doanh nghiệp bất động sản được thu xếp phát hành và mua lại phần lớn bởi các công ty chứng khoán. Đặc biệt, các công ty này vốn là “sân sau” của các ngân hàng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản được xem là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang từng bước siết chặt tỷ lệ tín dụng ngắn hạn cho vay trung, dài hạn với bất động sản. Đồng thời đây cũng là là kênh đầu tư đem lại lợi tức hấp dẫn cho người dân khi mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng liên tục giảm trong thời gian qua.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top