Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản khu công nghiệp vẫn sáng

Thứ Bảy, 09/07/2022 - 10:42

Bất động sản khu công nghiệp vẫn sáng; Hà Nội “chốt” áp mức phạt gấp đôi với một số lỗi vi phạm về xây dựng... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Bất động sản khu công nghiệp vẫn sáng

Lợi nhuận năm 2022 của nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp dự kiến duy trì đà tăng trưởng mạnh nhờ kinh tế phục hồi và giá thuê duy trì ở mức cao, trong khi nhu cầu thuê gia tăng.

Theo bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư, Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam, trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, động thái chuyển dịch sản xuất của các doanh nghiệp lớn trên thế giới sẽ tiếp tục diễn ra. Đây là yếu tố góp phần giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp hưởng lợi.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, từ đầu năm 2022 đến ngày 20/6, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD.

Trong đó, 752 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 4,94 tỷ USD; 487 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 6,82 tỷ USD, tập trung vào các dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Gỡ vướng pháp lý để tăng nguồn cung, kéo giảm giá nhà

Số liệu thống kê của các đơn vị nghiên cứu thị trường chỉ ra từ năm 2019, cả Hà Nội và TP.HCM đều có rất ít dự án nhà ở mới được triển khai. Việc siết chặt pháp lý kéo dài từ năm 2019 đến nay cộng thêm quỹ đất cạn dần khiến số lượng dự án sơ cấp khan hiếm, kéo giá nhà ở tăng lên. Kịch bản này được dự báo có thể tiếp diễn trong nửa cuối năm nếu như các vấn đề pháp lý và nguồn cung không được giải quyết.

Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Lập – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản, Ủy viên Thường vụ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam xoay quanh vấn đề liên quan.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Ách tắc" hình thức sử dụng đất tại điều 23 Luật Nhà ở: Vẫn mòn mỏi chờ tháo gỡ! 

Hiện nay, so với thu nhập của đại bộ phận người dân thì giá bất động sản của Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu sở hữu bất động sản vẫn rất lớn trong khi nguồn cung lại hạn chế, khan hiếm sản phẩm. 

Cung thiếu, cầu cao song có một nghịch lý vẫn diễn ra suốt nhiều năm qua là doanh nghiệp bất động sản bị “đá ghè chân”, không thể triển khai các dự án nhà ở do vướng mắc vấn đề “đất ở” tại Điều 23 Luật Nhà ở. Sau 2 lần sửa đổi luật, để được công nhận chủ đầu tư đồng thời chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp vẫn phải có “đất ở” hoặc “đất ở và các loại đất khác”. 

Chính vướng mắc này đang gây ra khó khăn lớn cho các doanh nghiệp bất động sản. Từ doanh nghiệp bé đến doanh nghiệp lớn, nếu không được chấp thuận chủ trương đầu tư thì không được phép triển khai dự án, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bị “chôn chân” ngay từ điểm xuất phát.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội “chốt” áp mức phạt gấp đôi với một số lỗi vi phạm về xây dựng

Sáng 8/7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính về xây dựng tại các quận thuộc TP. Hà Nội.

Nghị quyết quy định mức phạt tiền áp dụng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về xây dựng được quy định tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng xảy ra tại các quận thuộc TP. Hà Nội.

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 Nghị quyết này bằng 2 lần mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quy hoạch đô thị Đà Lạt: "Tấm áo" nào cho tương lai bền vững?

Không khó để nhận thấy, để phát triển bền vững, Đà Lạt bắt buộc phải giữ được bản sắc của một đô thị di sản. Bởi nếu không, đô thị chỉ có tăng trưởng mà không có phát triển và cái tên Đà Lạt sẽ hòa lẫn trong vô vàn những cái tên khác.

Dưới góc độ kinh tế, bản sắc cũng chính là lợi thế cạnh tranh tương đối. Mỗi đô thị bắt buộc phải có bản sắc mới tạo ra sự hấp dẫn, thu hút đầu tư và kết nối phát triển với các vùng phụ cận. Vậy bản sắc Đà Lạt là gì?

Câu hỏi này làm không ít người yêu Đà Lạt lúng túng. Đôi khi bản sắc không đến từ những công trình kiến trúc, hồ nước, rặng thông già hay ngọn đồi mờ sương và những con đường nhỏ quanh co, mà lại nằm trong tim những người yêu Đà Lạt. Trải qua cả trăm năm nhưng “lối xưa xe ngựa”, “nền cũ lâu đài” vẫn phủ lên xứ sở khói sương này những nỗi huyền cảm khó giải thích thành lời.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top