Bắt "sóng" đầu tư bất động sản Phú Quốc
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của Phú Quốc đã phát triển mạnh mẽ, từ đường hàng không, đường bộ và đường thủy. Đặc biệt là đường không, sân bay Phú Quốc ngày càng được kết nối với các địa phương khác trong cả nước, số đường bay tăng đáng kể. Trong năm 2020 dù có đại dịch nhưng sân bay Phú Quốc vẫn không ngừng kết nối với các điểm đến khác tại Việt Nam.
Đầu tư vào bất động sản Phú Quốc trong giai đoạn này đặc biệt tại những khu vực có hệ sinh thái được đầu tư bài bản đã bắt đúng sóng, hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai. Dự kiến khi lên TP dân số Phú Quốc sẽ tăng gần 3 lần đến năm 2030.
Với những chính sách đầu tư ưu đãi vào Phú Quốc thời gian tới, làn sóng đầu tư vào Phú Quốc sẽ tăng mạnh. Số lượng nhân sự cấp cao làm việc tại Phú Quốc tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu phát triển các khu đô thị gắn liền với du lịch nhằm đáp ứng nguồn cầu về nhà ở và lưu trú trong tương lai.
Giai đoạn 2016 - 2019 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc không chỉ về khách quốc tế mà cả khách nội địa đến Phú Quốc. Năm 2020 có biến động của Covid-19, nhưng số khách nội địa chỉ giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều sự giảm khách nội địa của các tỉnh TP lớn khác trong nước như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa (giảm 55-77%).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất nền tiếp tục là phân khúc dẫn đầu trong năm 2021
DKRA Vietnam vừa có báo cáo tổng quan về toàn cảnh thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận năm 2020 với những dự báo về triển vọng các phân khúc trong năm 2021. Trong đó, phân khúc đất nền ghi nhận sự sụt giảm về nguồn cung, các vùng phụ cận chiếm tỷ trọng sản phẩm lớn hơn TP.HCM.
DKRA Vietnam thống kê trong năm 2020, khu vực TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận khoảng 84 dự án mở bán (khoảng 13.179 nền). Lượng tiêu thụ đạt khoảng 8.519 nền, chiếm xấp xỉ 65% nguồn cung mới. Những dự án nằm liền kề các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, diện tích nền nhỏ, hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư có dòng vốn tốt.
Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam, trong năm 2020 thị trường đất nền vùng phụ cận tiếp tục chiếm giữ vị thế chủ lực trong tổng nguồn cung do quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm. Trong đó, Bình Dương dẫn đầu nguồn cung với khoảng 43% nguồn cung mới toàn thị trường (5.627 nền). Tại TP.HCM, nguồn cung mới đến từ 7 dự án (564 nền), bằng 33% so với năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 59% (khoảng 334 nền), bằng 21% so với năm 2019.
Dù thị trường đối diện với nhiều thách thức, nhưng DKRA Vietnam dự báo nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền trong năm 2021 có thể phục hồi và tăng so với năm 2020. Các sản phẩm tập trung chủ yếu ở các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù nguồn cung dần khan hiếm nhưng đây vẫn tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng, là kênh đầu tư hàng đầu trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
BĐS nhà ở 2021: Vẫn lo ngại lệch pha cung cầu
Thị trường bất động sản trong 2020 được một số cơ quan đánh giá chưa có dấu hiệu bất thường, cực đoan lớn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, thị trường đang có dấu hiệu lệch pha cung - cầu ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở phân khúc nhà ở.
Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhu cầu về phân khúc nhà ở thương mại bình dân, giá rẻ (dưới 25 triệu đồng/m2) dù chiếm đến 70 - 80% thị trường nhưng lại thiếu nguồn cung khá lớn. Đặc biệt là tại các thị trường lớn như TP.HCM và Hà Nội, sự lệch pha cung - cầu ngày càng nghiêm trọng.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, hiện nay căn hộ trung cấp có giá khoảng 2,5 tỷ đồng cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8 - 12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm.
Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, tình trạng phát triển dự án bất động sản tại Hà Nội trong khoảng thời gian 2- 3 năm trở lại là rất ì ạch. Gần như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này. Các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường bất động sản TP. Hà Nội. Trung bình nguồn cung mới ra thị trường chỉ đạt khoảng hơn 2 ngàn sản phẩm/quý. Đây là con số quá nhỏ nhoi cho một Thành phố có gần mười triệu dân.
Trong lượng cung mới từ các dự án bất động sản tại Hà Nội, rất hiếm dòng sản phầm thuộc phân khúc bình dân. Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc này thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông... tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vượt mặt “đất vàng” khu trung tâm, giá căn hộ khu Đông TP.HCM tăng kỷ lục 165 triệu đồng/m2
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản TP.HCM năm 2020 của DKRA, bất chấp các tác động của đại dịch Covid-19, giá căn hộ tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng. Đặc biệt là khu Đông TP.HCM, giá bán sơ cấp đã vượt mặt khu vực trung tâm.
Cụ thể, trong năm 2020, TP.HCM và vùng phụ cận ghi nhận khoảng 88 dự án mở bán (khoảng 30,042 căn) trong năm qua, tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Bình Dương. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 26,313 căn, chiếm xấp xỉ 87.6% nguồn cung mới. Bình Dương nổi lên là tâm điểm của thị trường căn hộ với hàng loạt dự án mở bán, cung ứng khoảng 10,526 căn, chiếm 35.1% tổng nguồn cung mới.
Riêng TP.HCM, nguồn cung và lượng tiêu thụ tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2019. Năm 2020, TP.HCM có khoảng 56 dự án mở bán (khoảng 17,579 căn), bằng 71.7% cùng kỳ năm trước. Lượng tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 86.6% (khoảng 15,229 căn), bằng 66.2% so với năm 2019. Căn hộ hạng A dẫn đầu thị trường trong khi căn hộ hạng C gần như vắng bóng.
Khu Đông tiếp tục dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ mới trong năm. Mặt bằng giá sơ cấp tăng mạnh, tuy nhiên thanh khoản giao dịch thứ cấp giảm sút.
Cũng theo DKRA, giá bán căn hộ sơ cấp tại khu Đông đang ở mức kỷ lục, dao động từ 39 triệu - 165 triệu đồng/m2. Trong khi đó, tại các khu đất vàng trong trung tâm thành phố, giá bán chỉ từ 86 triệu - 162 triệu đồng/m2. Ở chiều ngược lại, khu Bắc có giá bán căn hộ dễ chịu nhất, dao động từ 34,5 triệu - 45 triệu đồng/m2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Các “sếu đầu đàn” đang biến Phú Quốc thành tọa độ hội tụ các nguồn lực phát triển chất lượng cao
Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động chào mừng Phú Quốc trở thành thành phố (TP) biển đảo đầu tiên của Việt Nam, ngày 10/01/2021, tại khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Nam Phú Quốc, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang phối hợp với Tập đoàn Sun Group tổ chức hội thảo Phú Quốc: Đón vận hội – Dẫn lối thành công.
Phát biểu tham luận, PGS. TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, Phú Quốc từng bị chậm một nhịp quan trọng trong nỗ lực trở thành trung tâm phát triển đẳng cấp cao khi không được chấp nhận quy chế đặc khu hành chính – kinh tế. Nhưng điều đó không làm thay đổi “quỹ đạo định mệnh” của Phú Quốc: Vượt bỏ lộ trình đô thị hóa tuần tự mà “đặc cách vượt cấp”: từ huyện đảo - đô thị cấp thị trấn “tiến thẳng” lên đô thị loại 2 (năm 2014), tháng 12/2020, được công nhân là TP trực thuộc tỉnh. Nhờ vị thế đặc biệt, Phú Quốc có thêm danh hiệu – TP đảo, khẳng định chức năng – đặc thù chưa từng có của một đô thị ở Việt Nam.
“Dựa trên nền tảng các nguồn tài nguyên và lợi thế phát triển vốn có, vốn đầu tư và doanh nghiệp – nguồn lực động và là động lực quyết định chân dung Thành phố đảo Phú Quốc, cả trong hiện tại và tương lai”, ông Thiên nhấn mạnh và chỉ ra rằng:
Trên thực tế, chỉ cần có một định hướng phát triển được xác nhận là đúng, Phú Quốc đã chứng tỏ sức hấp dẫn đầu tư hiếm thấy của mình.