Bùng nổ trào lưu về vùng ven Hà Nội săn lùng đất vườn
Trong những tháng gần đây, các khu đất có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên ven Hà Nội như Vân Canh, Ba Vì, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây, Xuân Mai… vẫn được nhiều người quan tâm tìm mua, giao dịch đều, giá tiếp tục tăng nhẹ 2 - 7% so với 1 - 2 tháng trước.
Sau khi đạt đỉnh trong tháng 3/2021, kể từ nửa cuối tháng 4, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản (BĐS) đã có dấu hiệu sụt giảm cùng với sự hạ nhiệt của cơn sốt đất nền.
Theo dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm kiếm của toàn thị trường BĐS tháng 4/2021 giảm gần 18% so với tháng 3/2021. Đất nền là phân khúc có lượt quan tâm giảm mạnh nhất, gần 21%. Trong đó, các tỉnh/thành có mức giảm mạnh nhất là Hải Phòng (34%), Bắc Ninh (29%), Đà Nẵng (21%).
Đây đều là những khu vực xảy ra sốt đất với lượt quan tâm đạt đỉnh trong quý I/2021. Những điểm nóng BĐS ở khu vực phía Nam trong 3 tháng đầu năm như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đều suy giảm mức độ quan tâm vào tháng 4/2021.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, với số lượng dân cư ngày càng đông, diện tích đất lại không thể mở rộng, nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều, việc mua và sống tại căn hộ chung cư là giải pháp tối ưu nhất đối với nhiều người. Tuy nhiên, trong khi thị trường mua bán căn hộ chung cư diễn ra sôi nổi thì khuôn khổ pháp luật vẫn còn không ít vướng mắc, dẫn đến trong nhiều trường hợp, các bên mua, bán đã sử dụng những dạng biến tướng của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Do đó, việc mua bán căn hộ chung cư vẫn đang là vấn đề nóng của xã hội.
Pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động xác định rõ được quyền, nghĩa vụ của mình, tạo ra những cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chủ động và sử dụng nguồn vốn huy động tốt hơn, mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động của thị trường bất động sản từng bước ổn định, phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Người mua nhà “đãi cát tìm vàng” giữa mùa Covid-19
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến doanh nghiệp bất động sản phải xoay sở để vượt qua khó khăn. Đây cũng là thời điểm thanh lọc thị trường, người mua có nhiều lựa chọn tiếp cận với mức giá hợp lý nhất.
Từ tháng 5 đến nay, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội để giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh. Điều này khiến hoạt động sản xuất – kinh doanh ở mọi ngành nghề, trong đó có bất động sản bị ảnh hưởng và tác động tiêu cực. Bối cảnh này buộc nhiều doanh nghiệp thay đổi chiến lược, đưa ra những hình thức kinh doanh phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn để cải thiện tình hình. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và kinh doanh bất động sản được nhiều doanh nghiệp chú trọng.
Trong các đợt bùng phát dịch Covid-19 trước, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã từng bước chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khi bước vào đợt dịch thứ 4 này, với sự chuẩn bị tốt, nhiều doanh nghiệp vẫn bình tĩnh ứng phó linh hoạt. Người mua nhà cũng bắt đầu dần quen với các cách thức bán hàng mới, chưa từng có trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
GDP và sức chống chọi của doanh nghiệp Việt
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021 với những diễn biến phức tạp hơn, nguy hiểm hơn và mang tới tác động nặng nề hơn so với 3 làn sóng trước đó, tuy nhiên, theo số liệu vừa được công bố bởi Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP quý II/2021 vẫn đạt 6,61%.
Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,3%. Về sử dụng GDP quý II/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 6,05%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 29,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 28,53%.
Nhận định về mức độ tăng trưởng, TS. Nguyễn Minh Phong cho hay: "Con số này có thể chưa thật là con số cuối cùng, nhưng về cơ bản, so với quý I là đã có sự tăng trưởng, đây là một tín hiệu rất tích cực. Điều quan trọng không phải là tăng bao nhiêu mà quan trọng là sau mỗi quý, quý sau cao hơn quý trước".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Trong cơn "ngáo" giá đất nơi này, anh lái xe taxi kiếm bạc tỷ từ làm môi giới
Chỉ trong vòng 3 năm, mặt bằng chung giá đất tại Hải Dương tăng ước chừng 30 - 70%, cá biệt có một số khu vực tăng gấp đôi. Tuy nhiên, một số khu vực tại Hải Dương ghi nhận tình trạng sốt ảo do môi giới tự đẩy giá.
"Đất Hải Dương sốt lắm. Trước thời điểm dịch, giá đất tăng vù vù", anh Nguyễn Trường, môi giới ở Hải Dương kể lại. Anh Trường mới chuyển nghề làm môi giới được hơn 2 năm. Anh chia sẻ, nghề chính vẫn là lái xe taxi, nghề phụ là môi giới nhưng thu nhập đến từ môi giới đất đai là chính còn lái xe lại trở thành phụ.
"Đất sốt nên giao dịch diễn ra rất tốt. Không chỉ tôi mà rất nhiều người bạn của tôi chuyển nghề tay trái sang buôn đất. Bạn tôi mua mảnh đất ở Chí Linh giá 900 triệu đồng, ít ngày sau đã có khách trả 1,1 tỷ đồng. Buôn đất lãi như vậy, chẳng ai lại bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền – anh Trường kể.
Cũng chỉ hơn 2 năm môi giới đất ở Hải Dương, anh Trường đã sang tay nhiều thương vụ thành công, kiếm được khoản tiền tỷ, đủ để mua một mảnh đất ven khu công nghiệp Đại An với mức giá hơn 1 tỷ đồng. Đến hiện tại đã có khách trả anh lô đất này lên tới 1,3 tỷ đồng.