Căn hộ chung cư chưa tìm lại được thời vàng son
Chính sách kiểm soát tín dụng được ghi nhận đã gây ảnh hưởng tới nguồn cung và tính thanh khoản của thị trường căn hộ chung cư TP.HCM.
Theo bà Dương Thùy Dung, Trưởng Bộ phận Định giá, Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE Việt Nam, sau đợt "bùng nổ" của quý II, thị trường căn hộ TP.HCM quý III sụt giảm mạnh về nguồn cung.
Cả thị trường chỉ có hơn 2.851 căn hộ được mở bán, giảm 80% so với quý trước. Hầu hết dự án mới hoặc giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu đều chỉ cung cấp ra thị trường lượng sản phẩm hạn chế, trung bình 200 căn mỗi dự án.
Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phía Đông và Nam của TP.HCM. Sản phẩm cao cấp tiếp tục dẫn đầu thị trường trong suốt 3 năm qua, chiếm 76% tổng nguồn cung. Bà này cho rằng người mua nhà có xu hướng tiếp tục tìm kiếm sản phẩm vùng ven TP.HCM hoặc các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương khiến thị trường này sôi động hơn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ “đuối sức”, xuất hiện tình trạng cố rao bán sản phẩm càng nhanh càng tốt
Sức ép tài chính ngày càng mạnh đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ “ôm đất”. Tình trạng hạ giá để bán nhanh thu dòng tiền đang diễn ra nhiều hơn trên thị trường bất động sản hiện nay.
Bên cạnh các nhà đầu tư “cố gồng” để đợi thị trường tốt lên, thì nhiều nhà đầu tư đang cố ra hàng để thu dòng tiền. Nhiều lần hạ giá để bán được sản phẩm nhưng để có giao dịch thời điểm này là điều không dễ dàng.
Từng rao giá 4 tỷ đồng cho nền đất 58m² tại khu dân cư hiện hữu thuộc khu vực Q.9 (cũ, nay là TP. Thủ Đức, TP.HCM) nhưng 3 tuần không có khách hỏi mua, anh M hạ xuống còn 3.4 tỷ đồng/nền giá chốt. Thế nhưng, dù gửi qua nhiều môi giới bất động sản, nền đất của anh M vẫn “án binh bất động”. Do đang cần tiền gấp để xử lý việc kinh doanh, không bán được mảnh đất, anh M như ngồi trên đống lửa. Nhà đầu tư này cho hay, nếu tiếp tục hạ giá thì coi như chấp nhận lỗ nền đất đã mua gần 2 năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cần thiết quy định rõ hơn về thời hạn sử dụng nhà chung cư
Quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị. Song, cần làm rõ vấn đề quyền sở hữu nhà chung cư và thời hạn sử dụng để tránh tâm lý e ngại trên thị trường.
Tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đưa ra hai phương án quy định thời hạn sở hữu nhà ở chung cư. Trong đó, phương án 1: Bổ sung quy định mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng.
1- Thời hạn sở hữu nhà chung cư được áp dụng đối với các loại nhà chung cư, bao gồm nhà chung cư thương mại, nhà chung cư xã hội, nhà chung cư tái định cư, nhà chung cư công vụ.
2- Thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định theo thời hạn sử dụng của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình nhà chung cư đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thanh Hóa triển khai công tác sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Xây dựng tập trung lập kế hoạch (hoặc đề án) xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện trong Quý I năm 2023. Lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện năng lực đảm nhận thực hiện một số nội dung trong việc xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định pháp luật theo quy định.
Đồng thời, xây dựng dự toán kinh phí hàng năm từ ngân sách địa phương cho việc điều tra, thu thập thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; quản lý, vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương; xây dựng, công khai và tích hợp thông tin quy hoạch vào hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh để báo cáo HĐND tỉnh quyết định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Hà Nội cuối năm: Khu vực phía Đông vẫn là điểm sáng
Bất chấp thị trường chung có phần trầm lắng, bất động sản khu Đông Hà Nội vẫn diễn biến sôi động, mặt bằng giá liên tục tăng, nguồn cung được cải thiện. Dự báo đến hết năm 2022, khu vực này vẫn giữ vững “phong độ” tích cực.
Trước khi khu vực phía Đông Hà Nội được quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bài bản, mặt bằng giá bất động sản tại đây không có nhiều biến động, thường chỉ tăng nhẹ ở mức 10 - 20% mỗi năm. Tuy nhiên, khi quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng cùng làn sóng đổ về sinh sống tại những đại đô thị vùng ven, phía Đông Hà Nội đã chứng kiến giá bất động sản tăng lên nhanh chóng, thậm chí có nơi cao ngang ngửa khu vực trung tâm thành phố.
Khảo sát hồi đầu năm cho thấy, tại khu vực quận Long Biên, giá đất có sự biến động không ngừng. Nổi bật là phường Ngọc Thụy - một trong những khu vực có sự tăng trưởng mạnh nhất với giá đất tăng gấp 3 - 4 lần sau hơn 10 năm. Cuối năm 2010, giá đất Ngọc Thụy dao động ở mức 30 - 35 triệu đồng/m², tuy nhiên đến đầu năm 2022, số tiền này chỉ mua được đất ở khu vực ngõ nhỏ 2 - 3m. Còn đất mặt đường có thể kinh doanh tại đây đã có giá chạm ngưỡng 80 - 100 triệu đồng/m².