Aa

Bất động sản 24h: Căn hộ trên 14.000 USD/m2 “hút“ nhà giàu Việt

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Ba, 20/09/2022 - 11:00

Căn hộ trên 14.000 USD/m2 "hút" nhà giàu Việt; Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ lưỡng... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Căn hộ trên 14.000 USD/m2 "hút" nhà giàu Việt

Cùng với tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu và sự phát triển thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam, những dự án hàng hiệu vừa qua đều đạt tỷ lệ bán hơn 70%.

Cách đây một năm khi bất động sản hàng hiệu (branded residence) lần đầu xuất hiện, một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi về mức giá ngất ngưởng hơn 12.000 USD/m2.

Tuy nhiên, thống kê mới nhất từ CBRE cho biết cả hai dự án hàng hiệu hiện tại với mức giá bình quân khoảng 14.700 và 25.000 USD/m2 đều đạt tỷ lệ tiêu thụ từ 70% trở lên.

Cách đây khoảng 20 năm, những dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên được quản lý bởi các thương hiệu khách sạn và lấy động lực từ thị trường du lịch có sẵn còn được gọi là bất động sản hàng hiệu hotelier.

Thế nhưng hiện tại, nhu cầu tiêu dùng, sở hữu các mặt hàng xa xỉ ngày càng tăng. Do đó các nhãn hàng cao cấp đã tham gia vào sự cạnh tranh này và bất động sản hàng hiệu non-hotelier (tạm dịch là bất động sản hàng hiệu phong cách sống) được ra đời.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nới hạn mức tín dụng không có nhiều tác động tới thị trường bất động sản

Doanh nghiệp bất động sản cần nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn, đặc biệt là từ nay tới hết năm 2024 nhóm này phải đáo hạn hàng trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu.

Sau hơn 10 ngày Ngân hàng Nhà nước chính thức nới hạn mức tín dụng (room) với những ngân hàng thương mại đủ điều kiện từ 1 - 4%, có khoảng 457 nghìn tỷ đồng đang bơm vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Theo thông tin từ Vietcombank, ngân hàng này được nới room từ 15% lên 17,7%, như vậy có thêm khoảng 32.000 tỷ đồng bơm ra từ nay tới hết năm 2022. Ngân hàng được nới thêm 2,7% là do đã nỗ lực để đạt được xếp hạng hạng A theo Thông tư 52 của Ngân hàng Nhà nước về quy định xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, Vietcombank đã thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu về an toàn vốn, về thanh khoản, về chất lượng điều hành cũng như đạt kết quả tốt về hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đã thực hiện tốt các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước như giảm lãi suất, cho vay đối với doanh nghiệp và người dân cũng như hỗ trợ cho tổ chức tín dụng yếu kém.

Vietcombank cho hay ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm soát, tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, kiểm soát tốt thanh khoản, rủi ro tín dụng đảm bảo nợ xấu được kiểm soát ở mức độ thấp.

Một trường hợp khác là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong những ngân hàng cổ phần tư nhân được nới room ở mức cao nhất, tới 4% và nâng tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên 11%. Như vậy, từ nay đến cuối năm, Sacombank sẽ còn khoảng 15.000 tỷ đồng để cung ứng ra nền kinh tế.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao Kon Tum thu hồi hàng loạt dự án tại đất “vàng” ở Măng Đen?

Nhiều dự án tọa lạc tại vị trí đất vàng Măng Đen vừa bị UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định thu hồi. Nguyên nhân là do các dự án này chậm triển khai hoặc để hoang hóa, làm lãng phí nguồn lực đất đai.

Măng Đen là điểm du lịch quan trọng của tỉnh Kon Tum, cao 1.200m so với mực nước biển nên khí hậu trong lành, mát mẻ thường được ví như Đà Lạt 2. Mới đây, tỉnh Kon Tum thu hồi đất một số dự án chậm triển khai.

Cụ thể, ngày 15/9/2022, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 590/QĐ-UBND về việc thu hồi đất đã giao cho Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Đầu tư VIETIN.  

Ngành chức năng sẽ thu hồi toàn bộ diện tích đất 140.618,5m² tại xã Đăk Long (nay là Thị trấn Măng Đen), huyện Kon Plông đã giao cho Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương Việt Nam (nay là Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Đầu tư VIETIN). Trước đó, Kon Tum giao đất cho doanh nghiệp này để thực hiện dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái VietinBank.  

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh phát triển đô thị biển thông minh, hiện đại

Quan điểm nhất quán của tỉnh Thanh Hóa là không phát triển du lịch bằng mọi giá, mà thu hút đầu tư du lịch phải hướng tới phát triển bền vững.

Không gian đô thị biển Sầm Sơn - Thanh Hóa

Thanh Hóa có tiềm năng, lợi thế và cơ hội lớn để đưa các đô thị biển phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này cần phải khắc phục tính “mùa vụ” trong kinh doanh dịch vụ. Mặt khác, trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung, du lịch đô thị biển nói riêng, tỉnh Thanh Hóa quan điểm nhất quán là không phát triển du lịch bằng mọi giá, mà thu hút đầu tư du lịch phải hướng tới phát triển bền vững du lịch, đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, gìn giữ những giá trị truyền thống, văn hoá lịch sử, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp - người dân...

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ lưỡng

Theo nhận định của các chuyên gia, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định mới, tích cực, nhưng vẫn còn một số quy định chưa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, liên thông; một số quy định chưa thật sát với thực tiễn. Nhiều vấn đề mang tính phức tạp, nhạy cảm như bồi thường giải phóng mặt bằng, quy định về giao dịch bất động sản… cần tiếp tục được đánh giá tác động kỹ lưỡng, bảo đảm đồng bộ, khả thi, hiệu quả, từ đó kịp thời tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong quản lý, sử dụng đất.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), dựa trên những quan điểm chủ trương về cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai tại Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao cho thấy, dự thảo đã điều chỉnh theo tinh thần định hướng này. Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo ý kiến góp ý của địa phương thông qua các lần tổ chức lấy ý kiến trước đây. Đặc biệt, dự thảo đã điều chỉnh bổ sung 2 nội dung quan trọng, tạo hành lang pháp lý để các địa phương thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

Cụ thể, dự thảo đã bỏ quy định tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Bên cạnh đó, bổ sung quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. HoREA nhận định, những điểm mới được quy định trong dự thảo lần này đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, bao gồm TP.HCM trong quá trình thực hiện thủ tục đất đai cho người sử dụng đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top