Aa

Bất động sản 24h: Chung cư giãn dân ở Hà Nội xuống cấp, bỏ hoang, “không một bóng người“

Thứ Sáu, 09/06/2023 - 09:56

Những dự án còn bỏ ngỏ trên tuyến phố có giá "nóng bỏng tay" ở TP.HCM; Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, "không một bóng người"... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Những dự án còn bỏ ngỏ trên tuyến phố có giá "nóng bỏng tay" ở TP.HCM

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là địa danh nổi tiếng ở thành phố mang tên Bác. Tuyến đường kéo dài từ Công viên Bạch Đằng đến trụ sở UBND TP.HCM, được đầu tư trở thành quảng trường đi bộ đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là địa điểm tham quan, vui chơi của du khách trong và ngoài nước, phố đi bộ Nguyễn Huệ còn thường xuyên diễn ra các sự kiện văn hóa giải trí lớn như lễ hội hoa hàng năm, các buổi triển lãm ngoài trời, tổ chức diễu hành hay lễ hội đếm ngược chào đón năm mới....

dự án tp.hcm, bất động sản tp.hcm, tp.hcm, bất động sản

Với vị trí "trung tâm của trung tâm", giá nhà đất của tuyến phố này cũng được liệt kê vào diện "nóng bỏng tay", bất chấp thị trường lên hay xuống. Theo khảo sát từ nhiều tin đăng trên các nền tảng rao bán trực tuyến bất động sản, giá nhà đất phố Nguyễn Huệ đang được đưa ra vào khoảng 1 - 2 tỷ đồng/m2, thuộc top các tuyến phố có giá cao ngất ngưởng tại TP.HCM.

Tuy nhiên, cũng trên tuyến đường, một số dự án bất động sản chưa được triển khai sau nhiều năm.

Ngay đầu tuyến đường, tại số 2-4-6 Nguyễn Huệ là dự án mở rộng khách sạn Majestic do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (Saigontourist) quản lý. 

Dự án đã được khởi công từ tháng 11/2019, dự kiến xây dựng mới 2 khối tháp gồm 4 tầng hầm và 28 tầng cao, dự kiến hoàn thành tháng 2/2022. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Chung cư giãn dân xuống cấp, bỏ hoang, "không một bóng người"

Đã nhiều năm kể từ khi dự án giãn dân phố cổ được hoàn thiện, tuy nhiên cho đến nay, 5 khối nhà trên tuyến đường Lý Sơn (Thượng Thanh, Long Biên) vẫn "nằm im bất động", rơi vào cảnh hoang phế, xuống cấp, không được sử dụng.

Chia sẻ về nguyên do khiến những đề án giãn dân phố cổ rơi vào bế tắc, ông Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội cho biết: Giãn dân phố cổ đã được TP. Hà Nội đề cập đến từ những năm 1995 và định hướng bảo tồn khu phố cổ đã được thành phố chú trọng nghiên cứu. Trước đó, đã có nhiều đoàn chuyên gia từ nước ngoài đến và nghiên cứu, khuyến cáo để bảo tồn khu phố cổ thì buộc phải có những đề án giãn dân đi các khu vực khác. Tại phố cổ, có những gia đình cả chục người sinh sống trong diện tích vỏn vẹn có 20m2, do đó đề án giãn dân sẽ thực hiện 2 mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời bảo tồn nguyên trạng kiến trúc của khu phố cổ.

Cụ thể, ngay từ năm 1998, UBND TP. Hà Nội đã đặt ra chủ trương di dân phố cổ với mục tiêu giảm mật độ dân cư cũng như áp lực lên cơ sở hạ tầng tại khu vực này. Đến tháng 1/2013, đề án giãn dân phố cổ mới chính thức được phê duyệt. Theo đề án này, mật độ dân cư phố cổ sẽ được giảm từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020. Khu vực phố cổ nằm tại quận Hoàn Kiếm sẽ phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tây Ninh dự kiến phát triển hơn 25.000 căn nhà ở thương mại và 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm

Trong năm 2023, tỉnh Tây Ninh dự kiến phát triển 25.750 căn nhà ở thương mại và nhà ở do dân tự xây dựng, 3.800 căn nhà ở xã hội và 2.000 căn nhà ở tái định cư.

UBND tỉnh Tây Ninh vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh năm 2023. Trong đó, Tây Ninh chú trọng đến phát triển nhà ở xã hội với mục tiêu đề ra trong năm là 3.800 căn.

Cụ thể, trong năm nay, Tây Ninh đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân trên địa bàn tỉnh 29m2/người. Trong đó, khu vực đô thị 30,55m2/người, khu vực nông thôn 27,65m2/người. Về tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở năm nay tại Tây Ninh dự kiến tăng thêm 3,3 triệu m2, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 94,4%.

Về các loại hình nhà ở, năm nay, tỉnh Tây Ninh dự kiến phát triển 25.750 căn nhà ở thương mại và nhà ở do dân tự xây dựng, 3.800 căn nhà ở xã hội (NƠXH) và 2.000 căn nhà ở tái định cư.

Đối với các dự án NƠXH đề xuất đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2022 - 2025, tại TP. Tây Ninh có các dự án tại P.1, P.3 và xã Bình Minh, tổng quy mô 650 căn.

Thị xã Hòa Thành có 2.240 căn thuộc các dự án NƠXH và tái định cư; Thị xã Trảng Bàng có 500 căn nhà ở công nhân tại xã Đôn Thuận và 2.240 căn tại các dự án NƠXH thuộc các phường, xã. Các huyện như Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Tân Biên dự kiến phát triển 1.120 căn/huyện; huyện Tân Châu có 600 căn NƠXH. Hầu hết các dự án này đều dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần đồng bộ quy định giữa các luật về phương thức quản lý bất động sản đa công năng

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa góp ý về Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, chương trình phát triển nhà ở là một loại quy hoạch ngành, nằm ngoài hệ thống quy hoạch nhưng trình tự xây chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở hết sức rườm rà: UBND cấp tỉnh tổ chức lập chương trình phát triển nhà ở, gửi lấy ý kiến Bộ Xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua rồi mới được phê duyệt.

bất động sản đa công năng, bất động sản quảng ngãi, quảng ngãi
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi dự báo ngành bất động sản ở Quảng Ngãi dự kiến sẽ tăng giá trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: Reatimes)

Do đó, Sở Xây dựng Quảng Ngãi đề nghị cần xem xét theo hướng giữ nguyên như khoản 1 Điều 15 Luật Nhà ở năm 2014 là UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng chương trình phát triển nhà ở để trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt và triển khai thực hiện chương trình (bỏ qua bước lấy ý kiến Bộ Xây dựng).

Hiện nay, Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa có định danh rõ ràng về các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, loại hình văn phòng kết hợp với nhà ở, nhà phố thương mại (shophouse)…

Các quy định về bất động sản này nằm rải rác ở những văn bản pháp luật khác nhau mà nội dung không đồng bộ, chi tiết; chưa có quy định cụ thể về cơ chế quản lý, sử dụng đất vào mục đích hỗn hợp và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với loại hình bất động sản này, cơ chế giao dịch loại bất động sản này trên thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bất động sản như "người sắp chết đuối"

Báo cáo chuyên đề "Thực trạng sức khỏe thị trường bất động sản Việt Nam" của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa của các doanh nghiệp địa ốc.

Theo khảo sát của VARS, trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới chỉ có 1.744 doanh nghiệp, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2023, doanh thu của các doanh nghiệp bất động sản giảm 6,46% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu đến từ các dự án xây dựng dở dang, buộc phải tạm dừng do doanh nghiệp không còn đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án.

Khó khăn trên cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh lại quy mô nhân sự. Dữ liệu từ 20 doanh nghiệp bất động sản có tổng tài sản lớn nhất (tại ngày 31/12/2022) được VARS thống kê cho thấy, có tới 6 doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự đáng kể trong năm 2022 bao gồm: CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG) cùng công ty con CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (mã: DXS) khi lần lượt cắt giảm 41% và 45% nhân sự trong năm 2022.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top