Đà Nẵng ban hành khung giá đất mới, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Theo quyết định này, giá các loại đất được công bố áp dụng đối với đất ở; đất thương mại - dịch vụ và đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại - dịch vụ. Theo quyết định vừa được lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng ban hành, giá đất cao nhất trên địa bàn thành phố là 98,8 triệu đồng, nơi thấp nhất có giá 250 nghìn đồng/m2.
Đặc biệt, tại các tuyến đường ven biển phía Đông TP Đà Nẵng, những khu vực có định hướng phát triển dịch vụ du lịch như: Hoàng Kế Viêm, An Thượng,… được điều chỉnh giá cao từ 2-3 lần so với trước.
Cụ thể, các tuyến đường An Thượng từ An Thượng 1 đến An Thương 33 có giá từ 50,02-60,02 triệu đồng/m2, trong khi đó, theo bảng giá cũ tại các tuyến đường này chỉ có 4,84 – 33,8 triệu đồng/m2, gấp từ 2- 7 lần so với trước; hay đường Hoàng Kế Viêm được điều chỉnh có giá từ 56,67 – 98,8 triệu đồng; đường Võ Nguyên Giáp có giá lên đến 98,8 triệu đồng/m2; đường Võ Văn Kiệt nối cầu Rồng với biển có giá từ 15,63 – 98,8 triệu đồng/m2 tùy khu vực; đường Hoàng Sa có giá điều chỉnh dao động từ 10,68 – 98,8 triệu đồng/m2;…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất chấp khó khăn, bất động sản 2020 vẫn là vùng trũng của nhiều nguồn vốn
Đa số doanh nghiệp bất động sản Việt Nam vừa và nhỏ hiện nay phát triển chủ yếu dựa trên vốn vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Trong khi đó, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hạn chế dòng vốn vay cho thị trường bất động sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định.
Không phải đến bây giờ Ngân hàng Nhà nước mới "mạnh tay" với tín dụng bất động sản, từ đầu năm 2019, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn đã bị siết từ 45% xuống 40%.
Theo giới chuyên gia, động thái này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế một phần nguồn vốn tín dụng. Trên thực tế, thị trường bất động sản Hà Nội và TP.HCM đều ghi nhận những con số sụt giảm về nguồn cung và lượng giao dịch trong đó có phần tác động lớn từ chính sách giảm tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Vỡ trận” Cocobay: Vì một sản phẩm sai đã vội quy chụp cho cả thị trường?
Sau sự vụ của Cocobay, vấn đề pháp lý cho loại hình này lại một lần nữa được nhắc tới. Mặt khác, thị trường dấy lên mối lo ngại phân khúc condotel vốn đang khá trầm lắng liệu sau sự vụ này có bị ảnh hưởng tiêu cực? Tuy nhiên, giới đầu tư bất động sản cũng như các nhà tư vấn đều nhìn nhận mô hình condotel không sai, mà sự đổ vỡ của một số dự án là do vận dụng sai trong bối cảnh thiếu khung khổ pháp lý cho loại hình bất động sản mới.
Phân tích về vụ Cocobay, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, cam kết về chia sẻ lợi nhuận là cam kết dân sự giữa người bán và người mua. Cam kết đó có thực hiện được hay không, nội dung cam kết như thế nào, thỏa thuận giải quyết như thế nào khi có rủi ro xảy ra chúng ta đều có bộ luật xử lý các tình huống này.
“Tôi cho rằng chúng ta không nên quá lo ngại về những cam kết chia sẻ lợi ích trong tiêu thụ sản phẩm. Bởi đây là một giải pháp trong tiêu thụ sản phẩm, giải pháp tích cực trong phát triển dự án và trong phát triển thị trường. Chia sẻ lợi ích cũng là cách chúng ta huy động nguồn vốn và đương nhiên sự chia sẻ cam kết phải thực hiện nghiêm túc.
Thị trường nào cũng có sự cố, ở đâu cũng có sự cố, để xảy ra sự cố như trường hợp dự án Cocobay Đà Nẵng không phải vì chính sách sai, vận hành không tốt mà là do có những khuyết tật trong kỹ thuật. Từ đó tác động xấu đến lợi ích của các bên tham gia”.\
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kè bờ bằng bê tông khối cỡ lớn: Nguy cơ biến Hồ Gươm thành bể chứa nước khổng lồ
Bờ kè quanh Hồ Gươm nhiều đoạn đã bị sụt lún, xuống cấp hơn 1 năm nay, gây nguy hiểm cho khách tham quan và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Hiện, toàn bờ kè Hồ Gươm dài khoảng 1.600m, trong đó khoảng 600m đã bị hư hỏng. Nguyên nhân của việc sụt lún được giới chuyên môn đánh giá là do quá trình xây dựng tòa nhà Intimex đã làm thay đổi địa tầng, mực nước ngầm cũng như địa chất quanh hồ.
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu quận Hoàn Kiếm sớm tổ chức đấu thầu dự án chỉnh trang Hồ Hoàn Kiếm. Trong công tác cải tạo, hạng mục kè hồ là quan trọng nhất.
Hà Nội đã cho thí điểm thay thế 5m bờ kè bằng bê tông khối tại hồ Trúc Bạch. Đó là kè vát có gân tăng cường, mỗi cấu kiện bê tông dài chừng 1m, cao 2,5m và nặng 2,5 tấn. Những tấm bê tông này được cắm thẳng xuống lòng hồ, được cho là công nghệ mới của Việt Nam và có độ bền cao. Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đi kiểm tra bờ kè và cho rằng công nghệ này rất phù hợp với hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên, trao đổi với Reatimes, nhiều chuyên gia nhận định, việc sử dụng những khối bê tông cỡ lớn để kè bờ Hồ Gươm phải thật sự cân nhắc và thận trọng. Đây là vấn đề không hề đơn giản như lát đá vỉa hè theo kiểu nếu vật liệu này không ổn, lại đào lên và tìm vật liệu khác thay thế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khách hàng gặp chuyện, môi giới bất động sản đổi sim số rồi “lặn mất tăm”
Chỉ trong vài tháng qua, khách hàng vô cùng hoàng mang khi hàng loạt dự án “ma” tương tự Alibaba đã bị chính quyền vào cuộc xử lý. Hàng loạt công ty bất động sản bị phanh phui về những chiêu trò câu kéo khách hàng trái luật, hàng nghìn nhà đầu tư, khách hàng bị lừa mua phải dự án chưa được cấp phép dẫn đến tiền vốn bị chôn một chỗ.
Nhiều người thậm chí gia đình tan vỡ, nợ nần chồng chất, con cái khổ sở theo vì bố mẹ đầu tư vào những dự án không thể ra hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Thậm chí, có những dự sau 4-5 năm mở bán vẫn chỉ là bãi đất trống, nhiều nhà đầu tư sau thời gian chờ đợi mệt mỏi muốn rút vốn cũng không được, chấp nhận chịu lỗ cũng không xong nên đành chấp nhận buông xuôi.