Nhà, đất giảm giá sâu nhưng vẫn khó bán
Những căn nhà cắt lỗ hàng tỷ đồng, những mảnh đất sụt giá vài trăm triệu hiện đang xuất hiện nhan nhản trên thị trường bất động sản. Nhiều người đặt câu hỏi, đây là hệ luỵ của thị trường sau thời gian nóng sốt? Và đâu là cuộc thanh lọc đúng nghĩa của bất động sản?
Căn nhà phố 8,5 tỷ đồng tại một khu đô thị hiện đang rao bán 6.5 tỷ đồng nhưng chưa ai chốt. Mảnh đất 50m2 tại một khu dân cư mới thuộc khu Đông TP.HCM bán giá 2,4 tỷ đồng/nền, lỗ 400 triệu đồng so với giá mua vào nhưng vẫn chưa bán được.
Trong khoảng 2 - 3 tháng nay, tỷ lệ nhà rao bán “ngộp” mà các môi giới nhận được tăng lên theo ngày. Không chỉ đất nền, căn hộ bàn giao cũng cắt lỗ với mức giá vài trăm triệu đồng.
Điều này để thấy, sự khó khăn của nhà đầu tư, của thị trường bất động sản đang tăng lên. Những người “ôm” nhiều lô đất ngậm ngùi vì bán mãi không được. Hoặc nếu bán được cũng bị bên mua ép giá khá nhiều mới đi đến giao dịch thành công.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cần linh hoạt tái cấu trúc trong từng thời điểm chứ không chỉ khi bị dồn vào đường cùng
Tái cấu trúc là điều kiện cần để các doanh nghiệp bất động sản có thể "rẽ sóng, vượt bão", bước qua giai đoạn khó khăn để phục hồi và chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới. Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp lúc này là sự an toàn hệ thống, đảm bảo dòng tiền để thi công đúng tiến độ, trả nợ khoản vay và duy trì công tác vận hành.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện tái cấu trúc một cách dễ dàng mà thực tế là càng nỗ lực, càng như lún sâu vào vũng bùn lầy. Cắt giảm mạnh nhân sự, thu hẹp hệ thống là cách để giải quyết vấn đề dòng tiền trước mắt nhưng lại khiến sự vận hành trơn tru của doanh nghiệp trước đây bị gián đoạn dẫn tới nhiều khó khăn tiếp theo phải đối mặt. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp dù biết cần phải thay đổi cách thức hoạt động, chiến lược kinh doanh nhưng lại lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, để lỡ cơ hội tái cấu trúc, lỡ nhịp phục hồi với thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TS. Lê Xuân Sang: Cần thay đổi tư duy phát triển kinh tế du lịch
Ngày 15/3/2023, Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển” đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tròn một năm trước đó, đúng ngày 15/3/2022, du lịch Việt Nam chính thức "mở cửa" trở lại - một dấu mốc quan trọng, thành quả của sự nỗ lực sau thời gian dài "ngủ đông" do đại dịch Covid-19.
Sau 1 năm phục hồi và bứt phá, đến 15/3/2023, du lịch Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định, nhất là sự tăng trưởng vượt bậc của du lịch nội địa. Tuy nhiên, tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, đánh giá việc phát triển ngành du lịch đi đúng hướng chưa, đã tận dụng tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng, cả nước chưa. Đâu là nguyên nhân chủ quan khi mà du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước, về chậm"?
Trong giai đoạn tới, những “nút thắt” trên liệu có được tháo gỡ để ngành du lịch phát triển mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng sẵn có và hội nhập quốc tế hay không và Việt Nam cần tháo gỡ bằng cách nào?
Để cung cấp góc nhìn và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gỡ vướng pháp lý dự án: Tránh “trên cởi, dưới buộc”
Trong dịp trà dư tửu hậu của nhóm nhà đầu tư bất động sản cuối tuần rồi, Trần Minh T. - một nhà đầu tư thuộc dạng “tay to” chuyên đánh đất nền ven biển và ven đô kể rằng, đã lâu lắm rồi mấy lô biệt thự ở Cam Ranh của anh mới thấy “cò” điện thoại thăm dò giá cả. “Mấy lô đất dự án ven đường Nguyễn Tất Thành, Cam Ranh này tôi ôm từ năm 2018, khách từng trả gấp 3 nhưng chả bán, giờ cò nó ‘down’ giá khiếp quá, nhưng vẫn thấy vui các ông ạ”.
Hỏi sao vui, T. phân tích rằng, khi cò hỏi thăm có nghĩa là dòng tiền bắt đầu “động đậy” sau thời gian dài nghiêng ngó. Chỉ những ai tinh ý, bám sát thị trường mới thấy sự chuyển động rất nhẹ này, nhưng đây thực chất lại là dòng tiền thật, tiền bền để chuẩn bị cho một vòng quay mới của thị trường.
“Đặc trưng của giai đoạn tiền hồi phục này là Nhà nước bắt đầu thể hiện rõ quyết tâm chính sách hồi phục thị trường, nhưng tin xấu vẫn phủ đầy trên báo chí, mạng xã hội, thậm chí được chủ động tung ra với ý đồ ăn hàng, nhưng hãy để ý tín hiệu này: cò vạc bay lượn là sông hồ bắt đầu có cá tôm”, T. ví von.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lượng giao dịch bất động sản nhà ở trung, cao cấp Hà Nội nóng trở lại
Theo các chuyên gia, một trong những căn nguyên khiến thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng và khó khăn trong nhiều tháng qua là do tâm lý nghe ngóng, chờ đợi của nhà đầu tư và người mua nhà. Những thông tin tiêu cực trên thị trường từ nửa cuối năm 2022 khiến nhà đầu tư rụt rè và chần chừ, cẩn trọng hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Niềm tin sụt giảm dẫn tới thanh khoản thị trường xuống thấp. Tín hiệu khởi sắc của thị trường bất động sản cũng theo đó mà bắt đầu từ sự khôi phục niềm tin.
Từ cuối năm 2022 đến những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã liên tiếp có những động thái chính sách tích cực để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong đó, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP được xem là “nút mở” để tháo gỡ những khó khăn tạm thời và giảm áp lực nợ cho các doanh nghiệp bất động sản, giúp các doanh nghiệp có cơ hội để tái khởi động lại các hoạt động đầu tư. Tiếp đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP là giải pháp tổng thể để tháo gỡ những khó khăn lớn nhất của thị trường là pháp lý và nguồn tín dụng.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, những tín hiệu tích cực từ chính sách đã giúp cho niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản dần khôi phục trở lại và đang trong thế sẵn sàng hơn để xuống tiền.