Aa

Bất động sản 24h: Diễn biến "lạ" trên thị trường BĐS Phú Quốc mùa dịch Covid-19

Thứ Sáu, 27/03/2020 - 10:30

Diễn biến "lạ" trên thị trường BĐS Phú Quốc mùa dịch bệnh Covid-19; Sốt đất nền ở Thạch Thất: “Hòn lửa” chuyền tay, có nên liều?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Diễn biến "lạ" trên thị trường BĐS Phú Quốc mùa dịch bệnh Covid-19

Mặc dù mới đây, Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang vừa chấp thuận chủ trương chấm dứt việc tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc.

Đây những tưởng là tin rất vui, vô cùng hồ hơi cho giới đầu tư nhà đất trên đảo ngọc Phú Quốc, thế nhưng khi dịch bệnh Covid-19 ập đến, toàn bộ thị trường đang chìm vào cảnh trầm lắng, nếu như không muốn nói là "đóng băng" hoàn toàn!

Hình ảnh thực tế trên thị trường BĐS Phú Quốc hiện nay là những con đường vắng lặng, du khách không còn tấp nập đi lại, đặc biệt là hàng loạt sàn giao dịch bất động sản từ Nam Đảo đến Bắc Đảo đều...đóng cửa, ngưng hoặc đồng và đang dán thông báo cho thuê lại mặt bằng.

Trao đổi với một số giám đốc sàn, được biết thị trường nhà đất Phú Quốc đã rơi vào cảnh "chợ chiều" từ sau Tết đến nay, mặc dù tỉnh Kiên Giang mới có những quyết định mới để tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Tình hình này càng "bi đát" hơn khoảng 2 tháng trở lại đây, khi cơn dịch bệnh xuất hiện.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sốt đất nền ở Thạch Thất: “Hòn lửa” chuyền tay, có nên liều?

Một khu đất nằm ở rìa làng, bỏ không nhiều năm đang sốt nóng, giá đất bị “cò” đẩy lên từng ngày, thậm chí từng giờ, “ăn theo” một dự án mới chỉ dừng ở viêc... đề xuất.

Khoảng một tuần nay, khu đất giãn dân Quan Giai, thôn Trúc Động, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất (gần khu công nghệ cao Hòa Lạc) đã không còn vẻ yên bình. Thay vào đó, khu vực này như đang trải qua một phiên chợ “đất” kéo dài từ sáng đến tối, từ ngày này qua ngày khác. Dòng người nườm nượp kéo về xem đất, đông như trẩy hội, hoạt động chào bán diễn ra rầm rộ. Ô tô xếp thành hàng dài từ phía đầu làng. Nhiều người ăn mặc lịch sự đứng thành từng tốp chỉ trỏ về phía những khu đất. Trên tay cầm sổ đỏ, hoặc bản sao, sơ đồ lô đất. Một vài quán nước được mở ra, nhanh chóng chớp thời cơ để kiếm lãi khi lượng khách đông vô kể.

“Cơn sốt nóng đang trở thành cơn sốt ảo”, một môi giới kỳ cựu tại Thạch Thất cho hay.

Theo tìm hiểu, khu đất giãn dân này được phân ra khoảng 50 lô chia cho người dân vào 15 năm trước, nhưng hiện tại vẫn để không, chưa có người ở, cỏ mọc um tùm. Có lô đang được tận dụng để trồng lúa, trồng rau.

Nguyên nhân khiến khu đất đã gần như bị “bỏ quên” này trở thành tâm điểm của giới đầu tư đất nền ngay trong mùa dịch xuất phát từ thông tin Vingroup đề xuất xây dựng 2 khu đô thị trên địa phận huyện Thạch Thất. Một, ở khu đất rộng 200ha ngay sát khu công nghệ cao vào đại lộ Thăng Long( khu giãn dân Quan Giai được giới cò đất cho là nằm sát lối đi vào khu đô thị này). Khu đô thị thứ hai nằm giáp huyện Quốc Oai, cách đại lộ Thăng Long 500m và gần đường từ đại lộ đi vào trung tâm huyện Thạch Thất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cổ phiếu bất động sản lao dốc, bộ ba "họ Vin" đỡ VN-Index

Sự hưng phấn của thị trường trong phiên giao dịch ngày 25/3 hoàn toàn bị dập tắt, ngay từ đầu phiên giao dịch 26/3, áp lực bán ở nhiều cổ phiếu trụ cột đã bị đẩy lên mức cao và khiến nhiều cổ phiếu lao dốc, vì vậy các chỉ số nhanh chóng bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu.

Tuy nhiên, đà rơi của VN-Index cũng không kéo dài được quá lâu khi một vài cổ phiếu trụ cột bật tăng rất mạnh đã khiến chỉ số này rơi vào trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng”. Trong đó, bộ ba cổ phiếu "họ Vin" tiếp tục tạo nên bất ngờ.

VIC được kéo lên mức giá trần và khớp lệnh 1,2 triệu cổ phiếu, VHM tăng 3,2% lên 61.000 đồng/cp và khớp lệnh 2 triệu cổ phiếu, còn VRE tăng 5,8% lên 20.000 đồng/cp, khớp lệnh 4,6 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, VNM, SAB, BVH và VCB là những cái tên hiếm hoi còn lại đóng góp đáng kể giúp VN-Index đi lên. Riêng VIC đã đóng góp 5 điểm cho VN-Index. VHM cũng góp 1,8 điểm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sau dịch Covid-19: Bất động sản du lịch có khả năng phục hồi nhanh nhất

Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 đã gây ra những thiệt hại đáng kể đến nhiều ngành kinh tế trên thế giới, trong đó du lịch là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Sự sụt giảm đáng kể của lượng khách quốc tế, trong đó đóng góp một phần lớn là khách Trung Quốc, cùng với sự sụt giảm thị trường khách nội địa, đã gây ra những tổn thất không nhỏ đến các khách sạn, nhà hàng, cũng như các địa điểm tổ chức hội nghị và sự kiện.

Trong thông báo ngày 6 tháng 3, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo rằng lượng du khách quốc tế sẽ giảm từ 1 đến 3% trong năm nay, thay vì tăng trưởng 3 - 4% như trong dự báo hồi tháng 1 trước khi xuất hiện dịch Covid-19.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Đây sẽ là lần đầu tiên lượng du khách quốc tế trên toàn cầu sụt giảm sau chuỗi 10 năm tăng trưởng liên tiếp. Trước tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm cùng với các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của Chính phủ như cắt giảm các chuyến bay quốc tế và đóng cửa biên giới, chúng tôi dự báo lượt du khách quốc tế sẽ còn giảm mạnh hơn con số dự kiến này. Yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm khách quốc tế của các quốc gia Đông Nam Á là do sự phụ thuộc lớn của khu vực này vào thị trường khách Trung Quốc trong khi đây là quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng từ dịch bệnh”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất nền Thái Nguyên “đề kháng” cao với dịch bệnh

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, Thái Nguyên ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 14%/năm và giữ vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn, tin cậy cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện Thái Nguyên đã có 132 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Vũ Văn Trường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Lộc cho biết, việc nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn Thái Nguyên đặt nhà máy sản xuất đã kéo theo lực lượng lớn chuyên gia, kỹ sư và người lao động từ nơi khác đến, qua đó làm tăng nhu cầu về nhà ở.

Nắm bắt nhu cầu này, thời gian qua, nhiều ông lớn bất động sản đã đổ bộ về Thái Nguyên, giúp thị trường trở nên sôi động, nhất là phân khúc đất nền. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top