Aa

Bất động sản 24h: Giá biệt thự ở Hà Nội tiếp tục “leo thang“

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Sáu, 01/04/2022 - 11:05

Giá biệt thự ở Hà Nội tiếp tục leo thang; Giá thép, xi măng phi mã​ kéo​ chi phí ​xây ​nhà ​tăng sốc... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Giá biệt thự ở Hà Nội tiếp tục leo thang

Nguồn cung thiếu hụt đã đẩy giá biệt thự tiếp tục tăng cao. Chỉ trong vòng hơn một năm, giá biệt thự ở khu vực phía Tây Hà Nội đã tăng khoảng 30 - 60%.

Nguồn hàng biệt thự của khu phía Tây Hà Nội chào bán tiếp tục ghi nhận tăng giá thời điểm sau Tết Nguyên đán 2022.

Cụ thể, hơn 1 năm trước đó, giá một dự án biệt thự ở Hoài Đức được chào bán khoảng 70 - 80 triệu đồng/m2 thì đến thời điểm hiện tại, giá chào bán đã tăng lên 115 - 130 triệu đồng/m2. Những biệt thự ven hồ, giá tăng mạnh lên 150 triệu đồng/m2.

Tương tự, tại một dự án khác, những lô liền kề ở đường 30m và 33m có mức giá trung bình chung phổ biến 70 - 80 triệu đồng/m2 thì nay ở vị trí tương tự, giá bán đã thiết lập mức 110 - 130 triệu đồng/m2.

Tại một dự án ở Thạch Thất, giá bán các căn biệt thự khu A, diện tích từ 400 - 750m2 cũng tăng từ 17 - 30 tỷ/căn lên mức 20 - 33 tỷ/căn trong vòng hơn một năm. Các căn biệt thự khu B, diện tích từ 225 - 564m2, giá bán cũng tăng từ 10 - 24 tỷ đồng/căn lên mức 12,5 - 27 tỷ đồng/căn.

Cũng trong vòng hơn 1 năm, những căn nhà phố diện tích 75m2 tại dự án ở Hoàng Mai từng được chào bán 17 - 20 tỷ đồng/căn thì nay trên thị trường thứ cấp, những căn nhà phố đó đã thiết lập mức giá 21 - 27 tỷ đồng/căn. Hàng chủ đầu tư ở block mới với diện tích lớn hơn, khoảng 100m2, giá bán đều trên 30 tỷ đồng/căn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phải sửa đồng bộ các luật mới tháo gỡ được “nút thắt” cho thị trường bất động sản

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi luật phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất mới có thể gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo trên thị trường bất động sản, khơi thông nguồn lực đất đai và giúp ổn định đời sống xã hội.

ại Hội nghị "Góp ý sửa đổi Luật Đất đai - Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh bất động sản, để phát triển nhà ở và thị trường bất động sản”, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh bày tỏ mong muốn: “Các cơ quan liên quan không chỉ dừng lại ở việc sửa đổi 3 luật, Luật Đất đai - Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh bất động sản, mà cần sửa hết một lần cho đầy đủ, đồng bộ”.

Thực thi pháp luật phải đảm bảo linh hoạt, lan tỏa các mô hình điều hành chính sách tốt ở các địa phương. (Ảnh minh họa)

Về Luật Đất đai, ông Ánh phân tích, riêng về tài chính đất đai có rất nhiều vấn đề cần phải sửa vì nó liên quan đến sử dụng đất như: Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cũng cần sửa lại toàn bộ quan niệm về định giá bất động sản, giá thị trường vì hiện chưa phù hợp với thực tiễn. Ai là người định giá? Ai là người chịu trách nhiệm và giá đó để làm gì? Cần phải sửa các quy định liên quan đến khoản thu ngân sách, thuế.

“Chúng ta không chỉ cần sửa Luật Đất đai mà còn phải sửa cả luật về quản lý giá, định giá. Vấn đề đấu thầu dự án sử dụng đất không nằm trong Luật Đất đai nên Luật Đấu thầu cũng cần phải sửa. Vì vậy, cần phải xâu chuỗi tất cả vấn đề, các luật liên quan đều phải sửa đổi”, ông Ánh phân tích.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lạm phát và nguy cơ "chết vốn khi ôm đống bất động sản"

Bất động sản luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi tỷ lệ lạm phát tăng cao. Mặc dù vậy, những đợt lạm phát lớn cũng có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu về thuê hay mua bất động sản.

Ngay trong những tháng đầu năm, áp lực kiểm soát lạm phát tại Việt Nam đã trở thành vấn đề quan trọng được đề ra trong quản lý kinh tế vĩ mô. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát cơ bản tăng 0,67%. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, ba nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong năm 2022 bao gồm tổng cầu tăng đột biến trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau đại dịch; sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nguyên vật liệu nhập khẩu và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Năm 2022, Việt Nam đặt chỉ tiêu CPI tăng khoảng 4%. Vào thời điểm tháng 1, đây là mục tiêu được đánh giá hoàn toàn “trong tầm tay” của Việt Nam. Tuy nhiên, sau những biến động bất ngờ của tình hình kinh tế - chính trị thế giới, mục tiêu này trở thành một sức ép không hề nhỏ. 

Có thể nhận thấy, mục tiêu duy trì lạm phát trong khoảng 4% là có thể đạt được. Mặc dù vậy, bối cảnh bất ổn chính trị trên thế giới, trong đó chiến tranh Nga - Ukraine đang tác động đến hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thúc đẩy quy hoạch phát triển đô thị trong bối cảnh mới

Đô thị Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của đại dịch Covid-19. Thách thức cũng đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiện nay.

Để thúc đẩy quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, cùng với nhận thức sâu sắc về vai trò, vị thế và tầm quan trọng của quá trình đô thị hóa, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến quá trình này.

Có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt, sử dụng hiệu quả đầu tư công và phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả. (Ảnh minh hoạ)

Cùng với các chiến lược, chương trình thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình nhằm định hướng, chỉ đạo thực hiện quá trình đô thị hóa thành công.

Cụ thể, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đặt nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chỉ rõ: “Việc phát triển đô thị, các dự án kinh doanh bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để từng bước cải thiện điều kiện nhà ở của nhân dân...”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá thép, xi măng phi mã​ kéo​ chi phí ​xây ​nhà ​tăng sốc

Giá các vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch… đang tăng mạnh, neo ở mức rất cao khiến chi phí xây dựng các dự án chung cư, nhà ở tăng theo.

Giá xi măng vẫn đang neo ở mức cao sau khi tăng liên tục trong thời gian qua. Trước đó, hàng loạt công ty xi măng thông báo đến đại lý phân phối điều chỉnh tăng giá bán đối với tất cả sản phẩm xi măng 100.000 - 150.000 đồng/tấn so với giá hiện hành. Sau đợt tăng từ ngày 20/3, giá xi măng đã lên đến 1,5 - 1,7 triệu đồng/tấn tùy loại.

Tương tự, từ đầu tháng 3, các loại thép thương hiệu Hòa Phát, Việt Ý, Việt Nhật… đã đồng loạt tăng giá bán, hiện đang ở mức trên dưới 19 triệu đồng/tấn. Các sản phẩm thép Hòa Phát, thép Việt Ý tăng 610.000 đồng/tấn, đưa thép cuộn chạm mức hơn 18,9 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn hơn 19 triệu đồng/tấn.

Giá mặt hàng gạch men cũng tăng gần 50.000 đồng so với vài tháng trước, lên 240.000 - 260.000 đồng/m2; sàn gỗ công nghiệp từ 300.000 đồng/m2 tăng lên 350.000 đồng/m2; giá cát đang ở mức 300.000 đồng/m3, tăng 10.000 đồng/m3 so với đầu năm; gạch ống tăng 100 đồng/viên…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top