Aa

Bất động sản 24h: Năm 2022, loại hình bất động sản nào được dự báo phục hồi và tăng trưởng mạnh nhất?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Ba, 29/03/2022 - 10:26

Năm 2022, loại hình bất động sản nào được dự báo phục hồi và tăng trưởng mạnh nhất?; Hà Nội dừng phân lô, bán nền: Chặn chiêu trò “thổi” giá đất... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Năm 2022, loại hình bất động sản nào được dự báo phục hồi và tăng trưởng mạnh nhất?

Tiếp đà tăng trưởng giai đoạn 2020-2021, bất động sản nghỉ dưỡng ven đô được dự báo còn nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới. Cùng với sự bùng xu hướng du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, loại hình bất động sản nghỉ dưỡng ven đô kết hợp với trị liệu sẽ trở thành "vùng trũng" hút dòng tiền đầu tư.

2020 - 2022 được ví là giai đoạn bùng nổ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven đô khi nhu cầu về loại hình sản phẩm này gia tăng mạnh mẽ, bất chấp tác động của dịch bệnh. Thay vì lựa chọn điểm du lịch xa, phần lớn người dân thành thị tìm về các vùng nghỉ dưỡng cách Hà Nội 1 - 2 tiếng. Sự đổi thay trong "khẩu vị" về du lịch mà loại hình bất động sản nghỉ dưỡng ven đô lại trở nên sôi động, trái ngược với diễn biến của những sản phẩm bất động sản khác.

Một báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trước đó ghi nhận những con số minh chứng cho sự sôi động của thị trường bất động sản có tiềm năng nghỉ dưỡng ở vùng ven. Đơn cử như tại Hoà Bình, Thái Nguyên, khu vực có lợi thế bất động sản nghỉ dưỡng, ghi nhận tốc độ giao dịch tốt và có mức tăng giá từ 20 - 50%. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

VNREA tổ chức Hội nghị Góp ý sửa đổi Luật Đất đai - Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh bất động sản, để phát triển nhà ở và thị trường bất động sản

Nhằm đóng góp một cách chủ động, thiết thực vào việc phát triển thị trường bất động sản, ngày 28/3, VNREA tổ chức Hội nghị góp ý sửa đổi chính sách, pháp luật để phát triển nhà ở và thị trường bất động sản.

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng.

Tuy nhiên, nhiều phân khúc thị trường đang gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế. 

Vì vậy, các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường bất động sản Việt Nam như: Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/12/2014; Luật Đất đai ngày 29/11/2013... Theo chương trình làm việc của Quốc hội dự kiến sẽ thông qua các luật sửa đổi, bổ sung trong kỳ họp tháng 10/2022.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sốt đất có còn tiếp diễn khi lạm phát tăng cao?

Lạm phát tăng cao, căng thẳng Nga – Ukraine và biến động giá xăng dầu khiến dòng tiền của nhà đầu tư đổ về trú ẩn tại kênh bất động sản, khiến giá bất động sản liên tục tăng cao.

Từ đầu năm đến nay, giá bất động sản nhiều tỉnh thành trong cả nước tăng mạnh, bất chấp những tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế trong thời gian qua. Đặc biệt, sản phẩm đất nền đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Dòng tiền đổ vào phân khúc này liên tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cơn sốt bất động sản này? Cơ hội để đầu tư phân khúc này trong năm 2022 là gì? Tại talkshow “Giải mã những cơn sốt đất và cơ hội cho năm 2022” được tổ chức mới đây, các chuyên gia đã cùng thảo luận để đưa ra những lý do hợp lý và xác thực.

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam, giai đoạn 2018 - 2019 sốt đất tại nhiều địa phương nhưng chủ yếu ở khu vực trung tâm và các dự án lớn. Thời gian đó, nhiều nhà đầu tư cũng gặp các vấn đề về tài chính khi tham gia vào thị trường sốt đất. Từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, sốt đất đã lan trên diện rộng. Những khu vực xảy ra sốt đất hiện nay nhiều nhất thuộc về những khu vực lân cận với các dự án lớn được dự kiến sẽ thi công trong thời gian tới hoặc tại những khu vực có thông tin về quy hoạch được tung ra thị trường. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần định hướng phát triển du lịch – nghỉ dưỡng đẳng cấp khi xu hướng “xê dịch” có nhiều thay đổi

Trong bối cảnh mới, khi xu hướng "xê dịch" của người dân có nhiều thay đổi và ngày càng khắt khe, qua đó du lịch - nghỉ dưỡng cần được định hướng phát triển quy mô, đồng bộ và mang tầm đẳng cấp quốc tế.

Giữa bối cảnh đại dịch vẫn chuyển biến phức tạp, bằng quyết tâm giám sát và kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam đang dần khôi phục lại các hoạt động du lịch trong nước, đồng thời bước đầu nới lỏng các yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh kể từ cuối năm 2021, để tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế từ 15/3 vừa qua.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và liên tục sắp xếp lại “trật tự xê dịch” theo cách riêng của nó nên những xu hướng du lịch, nghỉ dưỡng của người dân cũng nhiều lần thay đổi suốt 2 năm qua.

Giờ đây, an toàn sẽ là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn điểm đến. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những vùng xanh, kiểm soát tốt dịch bệnh, du lịch thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Du khách cũng có xu hướng tìm đến những vùng thiên nhiên yên tĩnh để nghỉ ngơi và còn mang đến sự an tâm do giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ thời “hậu Covid-19”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội dừng phân lô, bán nền: Chặn chiêu trò “thổi” giá đất

Sở TN&MT Hà Nội vừa có văn bản gửi các quận, huyện, thị xã yêu cầu dừng tách thửa, tránh trường hợp các đối tượng lợi dụng phân lô, bán nền. Từ nội dung trên, nhiều quan điểm cho rằng biện pháp này sẽ hạn chế việc thực hiện chiêu trò “thổi” giá đất.

Thời gian qua, trên địa bàn TP. Hà Nội, tình trạng người dân tổ chức san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông sau đó chia tách thửa đất, phân lô bán nền dưới danh nghĩa dự án diễn ra tràn lan ở nhiều quận, huyện, thị xã vi phạm pháp luật đất đai, trật tự xây dựng. Trong đó, một số địa bàn nổi cộm như Thạch Thất, Quốc Oai, Mê Linh, Sóc Sơn, thị xã Sơn Tây…

Phương thức hoạt động chủ yếu là mua gom đất ở, đất vườn, đất trồng cây lâu năm, thậm chí cả đất rừng của người dân ở trong các thôn, xóm rồi phân lô, bán nền. Những mảnh đất nhỏ sau khi được gom lại thành thửa lớn, chỉ cần đầu tư thêm ít kinh phí làm đường bê tông, ngay lập tức được chào bán với giá cao hơn rất nhiều so với đất ở của người dân quanh quanh khu vực, gây nhiễu loạn thị trường. Điều đáng nói, hầu hết những khu đất phân lô, bán nền sau thời gian mua đi bán lại nhộn nhịp đều bị bỏ hoang, không xây dựng, người ở...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top