Giá đất Hà Nội dù 'lên đồng', ít giao dịch sớm muộn cũng sẽ tụt dốc
Đất thổ cư nhiều quận huyện ở Hà Nội như Đông Anh, Long Biên, Thanh Trì, Hà Đông... đang bị đẩy giá tăng cao, “nhảy múa” từng ngày, có nơi tăng gấp đôi. Sức "nóng" của đất khiến giới môi giới trong lĩnh vực nhà đất hiện này ở Hà Nội trong tình trạng "ăn, ngủ" cùng đất, nửa đêm còn có người hỏi mua đất...
Chia sẻ với PV, ông Đặng Văn Quang – Giám đốc Công ty Quản lý và Đầu tư Bất động sản Thái Nam cho rằng, có nhiều nguyên nhân tăng giá đất tại Hà Nội hiện nay, trong đó phải nói đến hiệu ứng lan toả, dây chuyền. Mặc dù không trực tiếp liên quan tới quy hoạch mới hoặc từ huyện lên quận... nhưng khi có thông tin giá đất ở những nơi đó tăng thì "đất của tôi" chắc cũng có giá trị hơn. Đôi khi bất động sản ở TP.HCM tăng thì Hà Nội cũng có xu hướng tăng và ngược lại.
Một nguyên nhân khác theo ông Quang, do lãi suất ngân hàng giảm khiến bất động sản trở thành một kênh đầu tư cạnh tranh hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng trong ngắn hạn.
Cùng với đó, đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư vào các cấu phần khác của nền kinh tế như sản xuất, du lịch, bán lẻ, các startup... Đặc biệt, đất nền với tâm lý của người Việt là không bao giờ mất giá - là một kênh trú ẩn cho những giai đoạn bất định.
“Sự làm giá, thổi giá dựa trên những tin đồn thất thiệt của một lực lượng môi giới ngày càng đông đảo, ngày càng chuyên nghiệp trên nền tảng của một môi trường kém minh bạch về thông tin, đặc biệt là thông tin quy hoạch đã hạ gục các nhà đầu tư phong trào, kém chuyên nghiệp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
82% doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có lãi
Sáng ngày 31/3 tại Hà Nội, toạ đàm trực tuyến “Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững” do Tạp chí Nhà đầu tư và Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức đã diễn ra.
Tại toạ đàm, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhìn nhận, triển vọng của thị trường chứng khoán trong năm 2021 là khả quan, có nhiều cơ hội tăng trưởng.
Chỉ ra điểm hỗ trợ của thị trường, đại diện UBCKNN phân tích, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 được đánh giá là có cơ hội phục hồi cao hơn so với nhiều nước khác nhờ công tác quản lý, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Mặt khác, Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương sẽ giúp nền kinh tế đất nước phục hồi nhanh. Việt Nam cũng có nhiều khả năng hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí sản xuất thấp.
Bà Tạ Thanh Bình cũng cho rằng, nội tại TTCK trong nước năm 2021 sẽ có nhiều thay đổi tích cực về chất. Yếu tố nội tại của doanh nghiệp niêm yết cũng tương đối tốt. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết theo báo cáo tài chính quý IV/2020 (chưa kiểm toán) ghi nhận 82% doanh nghiệp có lãi, một mức tương đương với quý IV/2019.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hàng loạt bộ ngành và tỉnh thành vào cuộc chặn sốt đất
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản tại các địa phương.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã và đang xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư, người môi giới bất động sản lợi dụng thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn tại các địa phương… để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà ở chưa đảm bảo điều kiện pháp lý đưa vào kinh doanh, giao dịch…); gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.
Trước tình hình đó, Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh tập trung chỉ đạo một số nội dung. Đầu tiên, cần tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.
Thứ hai, tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn, và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Đà Nẵng: Đã chạm đáy, chuẩn bị thiết lập chu kỳ tăng giá mới nhưng không sốt ảo
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, thị trường bất động sản Đà Nẵng chuẩn bị thiết lập chu kỳ tăng giá mới, bứt phá và bền vững hơn.
"Trong bối cảnh đất đai tại các thành phố lớn đua nhau "sốt nóng", nhiều nhà đầu tư rục rịch quay trở lại thị trường Đà Nẵng - nơi từng một thời tạo ra hết “cú sốc” này đến “cú sốc” khác.
Có thể thấy, thị trường bất động sản Đà Nẵng vừa mới trải qua giai đoạn trầm lắng kéo dài, thậm chí, nhiều khu vực tình trạng giao dịch bị đóng băng. Trong 2 năm qua, hoạt động của thị trường sụt giảm kỷ lục về nguồn cung mới và sức tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc.
Có khá nhiều lý do cho thấy, đã đến lúc thị trường bất động sản Đà Nẵng sôi động trở lại. Nếu như trước đây, chỉ tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng thì có vẻ sẽ đơn điệu, Đà Nẵng cần đến những dự án khác lớn hơn, và việc thành phố này nghiên cứu, lập đề án xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực là vấn đề rất lớn, cần được bàn luận vì sẽ tạo ra những xung lực rất tốt cho thị trường và nhà đầu tư.
Nếu như có cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm tốt thì nhà đầu tư trên thế giới sẽ tràn về Đà Nẵng, chứ không phải Hà Nội hay TP.HCM. Bởi hai thành phố lớn này đã quá chật chội, quỹ đất không còn nhiều do phát triển nhà ở ồ ạt".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất ở bị thu hồi tại trung tâm TP.HCM được bồi thường cao nhất 730 triệu đồng/m2
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM vừa trình UBND Thành phố về hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi trong năm 2021.
Việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất nhằm hình thành cơ chế đặc thù, rút ngắn thời gian hoàn thành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn TP.HCM.
Từ ý kiến góp ý của 19 sở ngành liên quan và UBND các quận – huyện, Sở TN&MT TP.HCM trình hệ số điều chỉnh giá đất như sau:
Đất phi nông nghiệp được chia làm 4 vị trí. Vị trí 1 gồm những thửa đất, khu đất ở có ít nhất một mặt giáp với đường được quy định trong bảng giá đất. Cụ thể:
Đất ở bị thu hồi tại trung tâm TP.HCM được bồi thường cao nhất 730 triệu đồng/m2
Hệ số điều chỉnh giá đất ở trên địa bàn TP.HCM vừa được Sở TN&MT trình.
Vị trí 2 gồm các thửa đất, khu đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với hẻm có chiều rộng từ 5m trở lên thì được tính bằng 0,5 của vị trí 1.
Vị trí 3 áp dụng cho các khu đất, thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với hẻm có chiều rộng từ 3m – 5m, tính bằng 0,8 của vị trí 2. Vị trí 4 gồm các thửa đất, khu đất ở những vị trí còn lại và tính bằng 0,8 của vị trí 3.
Xem thông tin chi tiết tại đây