Aa

Bất động sản 24h: Giá nhà đất Sapa tăng chóng mặt, đắt ngang trung tâm Hà Nội

Thứ Ba, 11/10/2016 - 14:01

Bộ Xây dựng nêu 6 yếu tố cho thấy thị trường BĐS đang tăng trưởng ổn định; Họp báo công bố tổ chức Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ IV; Giá nhà đất Sapa tăng gấp đôi, đắt ngang trung tâm Hà Nội ... là những thông tin nổi bật trên thị trường BĐS Việt Nam 24h qua.

Bộ Xây dựng nêu 6 yếu tố cho thấy thị trường BĐS đang tăng trưởng ổn định

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo về tình hình thị trường bất động sản gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Theo Bộ Xây dựng, sự ổn định của thị trường được thể hiện qua 6 yếu tố. Đầu tiên là giá cả ổn định; tiếp đến là thanh khoản tăng; tồn kho tiếp tục giảm mạnh; cơ cấu hàng hoá bất động sản nhà ở được điều chỉnh hợp lý, hướng tới nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường...

Xem chi tiết bài tại đây.

Họp báo công bố tổ chức Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ IV

Ngày 10/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhiệm kỳ IV (2016 – 2021). Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 15/10/2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, số 57 đường Phạm Hùng, Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của khoảng hơn 800 đại biểu đại diện cho các thành viên Hiệp hội và khách mời.

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội phát biểu tại buổi họp báo.

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Trần Kháng.

Một trong những thay đổi đáng được ghi nhận tại VNREA là chất lượng hội viên được nâng lên. Trước đó, nhiều doanh lớn không tham gia “”cuộc chơi”, tuy nhiên, 5 năm qua, VNREA đã phát huy vai trò, tiếng nói của Hiệp hội nghề nghiệp và quy tụ sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Vingroup, FLC, Hòa Bình...

Xem chi tiết bài tại đây.

Hoặc tại đây.

Giá nhà đất Sapa tăng gấp đôi, đắt ngang trung tâm Thủ đô

Theo khảo sát của một công ty BĐS đang đầu tư dự án ở địa phương này, hiện hầu hết cơ sở lưu trú ở Sapa đều là khách sạn vừa và nhỏ dưới 3 sao. Điều này không theo kịp nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng ở Sapa đang bùng nổ.

Sapa hiện có khoảng 190 cơ sở lưu trú với hơn 3.000 phòng nhưng chỉ có khoảng 1000 phòng từ 3 sao trở lên và chưa có khách sạn 5 sao. Hiện tượng “cháy phòng” diễn ra thường xuyên, Sapa cũng chưa có trung tâm thương mại hay khu vui chơi giải trí và khu nghỉ dưỡng quy mô lớn nào xứng tầm.

Vì thế, Sapa gần đây trở thành “mỏ vàng” đầu tư vào phân khúc cao cấp với các dự án lớn mang tầm quốc tế, những khu nghỉ dưỡng và khách sạn 4, 5 sao bắt đầu được đầu tư xây dựng. Tiên phong có thể kể tới như Sapa Jade Hill của Công ty cổ phần Trường Giang Sapa, khách sạn 5 sao của Contrexim đang xây dựng, khách sạn 5 sao Mgallery của Sungroup,...

Điều đáng chú ý theo khảo sát của công ty BĐS này, đó là sau khi cao tốc Hà Nội - Lào Cai thông xe vào năm 2014, đất đô thị Lào Cai hầu hết tăng gấp đôi, đất Sapa “sốt” 3 lần từ 90tr/m2 lên 150-160tr/m2, tiếp đó lên 200-250tr/m2.

Dự án Rivera Park Hà Nội 69 Vũ Trọng Phụng từng chậm tiến độ.

Dự án Rivera Park Hà Nội 69 Vũ Trọng Phụng từng chậm tiến độ.

Dự án Rivera Park 69 Vũ Trọng Phụng: Sự thật "ngã ngửa" về chủ đầu tư

Theo danh sách Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh mới công bố, cổ phiếu Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (chủ đầu tư dự án Rivera Park 69 Vũ Trọng Phụng) không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ vì báo cáo lợi nhuận sau thuế của Công ty này trong báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm đang bị âm gần 8 tỷ đồng.

Xem chi tiết bài tại đây.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Cần Thơ: Không “đũa thần” nào hiệu nghiệm hơn cái bắt tay chặt chẽ giữa các hội viên

Thị trường BĐS Cần Thơ đầu năm 2016 đang dần lộ ra sự thay đổi rõ nét về chiến lược của các doanh nghiệp địa ốc. Nhiều “ông lớn” đổ vốn vào, nhiều cơ hội rộng mở, nhiều kịch tính chờ đợi doanh nghiệp.

Thị trường BĐS Cần Thơ muốn phát triển cần có sự hỗ trợ đắc lực từ Hiệp hội BĐS Việt Nam và các thành viên Hiệp hội khác.

Thị trường BĐS Cần Thơ muốn phát triển cần có sự hỗ trợ đắc lực từ Hiệp hội BĐS Việt Nam và các thành viên Hiệp hội khác.

Trong Hiệp hội BĐS Cần Thơ, các doanh nghiệp đã không còn “ăn xổi”, chạy theo xu hướng “ảo” mà định hình lại các dòng sản phẩm hướng đến nhu cầu thật của đông đảo người tiêu dùng và nhà đầu tư. Một trong những cách hướng đến nhu cầu thật là: Cơ cấu lại hàng hóa BĐS, nhất là nhà ở không phù hợp với nhu cầu thị trường theo hướng hợp lý, phù hợp với thực tiễn; điều chỉnh diện tích các căn hộ, các dự án theo hướng tăng cường các căn hộ vừa và nhỏ, giảm các căn hộ lớn; điều chỉnh chất lượng sản phẩm theo hướng tăng cường các căn hộ giá trung bình, giảm số lượng các dự án căn hộ cao cấp.

Ông Trịnh Quang Tiến – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ khẳng định, chưa bao giờ sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong tất cả các hiệp hội BĐS lại cần thiết như lúc này.

Xem chi tiết bài tại đây.

Năm bùng nổ của những “siêu dự án”

Năm 2016, trong khi phân khúc căn hộ đất nền đang có dấu hiệu trầm lắng đi xuống, thì phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí lại chứng kiến sự bùng nổ với hàng loạt các dự án “bom tấn” khuấy động mạnh mẽ thị trường. Nhiều ông lớn địa ốc trong nước đang đưa ra quyết định đầu tư táo bạo vào các dự án quy mô khu đô thị tầm cỡ mà trước nay chỉ là cuộc đua độc mã của khối ngoại.

Xem chi tiết bài tại đây.

Giá bán bình quân căn hộ TP. Hồ Chí Minh gần 30 triệu đồng mỗi m2

9 tháng qua, căn hộ rao bán trên thị trường TP HCM có mức giá trung bình 29 triệu đồng một m2, cao nhất là quận 1 ở ngưỡng 47,8 triệu đồng và thấp nhất thuộc về huyện Hóc Môn đạt 12 triệu đồng mỗi m2, theo Data First.

Xem chi tiết bài tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top