Aa

Bất động sản 24h: Hà Nội đẩy mạnh phát triển nhà ở

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Sáu, 14/01/2022 - 09:47

Hà Nội đẩy mạnh phát triển nhà ở; Phác hoạ thị trường bất động sản năm 2021 và những lực đẩy cho năm 2022; Giải pháp để ngăn bong bóng bất động sản… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Hà Nội đẩy mạnh phát triển nhà ở

Nhằm đáp ứng nhu cầu và đẩy mạnh phát triển nhà ở cho người dân, UBND TP. Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu xây mới 44 triệu m2 nhà.

Thành ủy Hà Nội đặt ra 10 chương trình công tác của Đảng bộ thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó có chương trình chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị.

Ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hà Nội, cho biết năm 2021, công tác phát triển nhà ở được tiếp tục đẩy mạnh. UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2021, Hà Nội đã hoàn thành 12 dự án với 545.895m2 sàn, tương đương 5.022 căn hộ chung cư và 469 căn nhà riêng lẻ; cấp 12.191 giấy phép xây dựng, tương đương 4.928.566m2 sàn.

Về công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020, ông Bùi Tiến Thành, Trưởng Phòng Phát triển đô thị - Sở Xây dựng TP. Hà Nội, cho hay thành phố đã vượt mục tiêu kế hoạch đề ra về tổng diện tích. Tính đến hết năm 2020, diện tích nhà ở bình quân ở Hà Nội đạt 27,25 m2/người (Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia là 26,3 m2/người); tổng diện tích sàn nhà ở trên địa bàn đạt 224,73 triệu m2, tăng 49,67 triệu m2 so với năm 2016.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự án có sổ đỏ vĩnh viễn - yếu tố tiên quyết khiến nhà đầu tư "xuống tiền"

Bất động sản luôn được coi là kênh trú ẩn an toàn và khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư. Chính vì thế, những sản phẩm có sổ đỏ vĩnh viễn luôn hấp dẫn giới đầu tư.

Tổng kết năm 2021 nhiều trắc trở của thị trường bất động sản, báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường đều nhận định, mặc cho những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thì giá bất động sản và nhu cầu của khách hàng vẫn tăng. Xu hướng này còn được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2022 với miền Bắc là những điểm nóng vùng ven như Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang.  

Bởi trong bối cảnh chung, khi các đô thị lớn không còn nhiều quỹ đất để phát triển dẫn đến khan hiếm nguồn cung, các nhà đầu tư đang chờ đợi và đổ dồn sự quan tâm vào những dự án mới tại các địa phương lân cận Hà Nội. Tuy nhiên, không phải mọi khu vực đều hấp dẫn nhà đầu tư mà những địa phương có sự phát triển mạnh về hạ tầng và quy hoạch đô thị tốt, những dự án có các lợi thế vị trí, hạ tầng, tiện ích, giao thông kết nối, dân cư hiện hữu…, đặc biệt là pháp lý đảm bảo mới có sức hút lớn. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phác hoạ thị trường bất động sản năm 2021 và những lực đẩy cho năm 2022

Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường bất động sản 2022 là điều không thể phủ nhận, bởi hiện tại, có quá nhiều yếu tố trợ đỡ cho kênh đầu tư hấp dẫn này như hoạt động giải ngân đầu tư công, chính sách tiêm chủng...

Những điểm nổi bật của thị trường bất động sản năm 2021:

Thứ nhất, TP. Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hình thành từ 3 quận theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021. Đây là một trong những yếu tố tác động giá bất động sản khu vực này (vốn luôn dẫn dắt thị trường TP.HCM nhiều năm qua) tăng mạnh bất chấp tình hình dịch Covid-19.

Thứ hai, ngày 5/1/2021, chính thức khởi công sân bay quốc tế Long Thành. Đây là sân bay được kỳ vọng thúc đẩy giao thông, kinh tế và là động lực phát triển đô thị, bất động sản các tỉnh lân cận.

Thứ ba, tin đồn gây sốt đất (sân bay Hớn Quản - Bình Phước, Bình Chánh lên quận…). Tuy nhiên, đó chỉ là các cơn sốt ảo do môi giới hoặc luồng tin không nguồn gốc xác thực.

Thứ tư, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của thị trường, từ nguồn cung mới đến sức mua đều suy giảm so với năm 2020. Điển hình, căn hộ tại TP.HCM năm 2021 ước khoảng 15.000 căn, giảm khoảng 15% so với năm 2020 (hơn 17.500 căn). Năm 2020, sức mua trung bình trên nguồn cung mới mỗi quý khoảng 75 - 80% mỗi quý; năm 2021 sụt giảm khoảng 60 - 70% mỗi quý.

Thứ năm, linh hoạt thích ứng với tình hình mới, nhiều chủ đầu tư đã mở bán dự án bằng hình thức online. Tuy chưa thể hiệu quả bằng hình thức bán hàng trực tiếp, nhưng kết quả rất tích cực và hứa hẹn một xu hướng mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giữ nét truyền thống trong nhà ở nông thôn đương đại

Trong xã hội đương đại, nhà ở nông thôn đã biến đổi nhanh chóng, do đó, cần vận dụng giá trị truyền thống trong sự sáng tạo thiết kế ngôi nhà để vừa thích ứng, vừa giữ được bản sắc văn hóa.

Từ xa xưa, ngôi nhà ở nông thôn Việt Nam với kiến trúc xây dựng và cách sắp xếp, bài trí không gian sống mang những nét độc đáo, phản ánh một phần văn hóa truyền thống dân tộc. Mỗi vùng miền, các ngôi nhà mang dáng dấp khác nhau được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt của con người, tạo nên những cảnh sắc, biểu trưng riêng của mỗi làng quê.

Tuy nhiên, khi tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kiến trúc nông thôn Việt Nam đã có những biến đổi dần theo năm tháng. Nhìn chung, nhà ở thôn quê đã khang trang hơn, bền vững hơn, đa dạng về hình thức, thế nhưng, lại ít kế thừa kinh nghiệm xây dựng nhà truyền thống, khiến cho bộ mặt đô thị trở nên hỗn độn, chen chúc, phá vỡ khung cảnh làng quê.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giải pháp để ngăn bong bóng bất động sản

Năm 2021, giá đất đã tăng cao ở nhiều khu vực khắp cả nước. Tuy nhiên, tình trạng sốt nóng chỉ xảy ra cục bộ, theo các chuyên gia, chưa xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản nhưng cần thêm nhiều biện pháp để kiểm soát tốt tình hình.

Nhiều vấn đề đáng lưu ý trong năm 2022 đã được TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nêu ra. Đáng chú ý, ông cảnh báo những dấu hiệu có thể hình thành bong bóng bất động sản trong thời gian tới.

Thứ nhất, nợ xấu của ngân hàng vẫn là vấn đề lớn. Việc xử lý nợ xấu lại phụ thuộc nhiều vào thị trường bất động sản bởi đây là tài sản đảm bảo cho 10 triệu tỷ tín dụng.

Vấn đề là thị trường đang rất khó lường vì có khu vực đất nền tăng 2 - 3 lần chỉ trong một năm qua. Đặc biệt, số dự án được cấp phép rất ít, nguồn cung khan hiếm khiến gia tăng tâm lý đầu cơ. Giao dịch yếu nhưng giá trên trời, nghĩa là đường cung - cầu gần như song song, không gặp nhau. Thêm vào đó, cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm cao vừa qua đã kích hoạt toàn bộ thị trường tăng lên. Tại các thành phố phía Nam bắt đầu có hiện tượng giá đất tăng, nhất là giá bồi thường giải phóng mặt bằng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top