Thị trường bất động sản sẽ diễn biến thế nào từ nay đến cuối năm?
So với kịch bản cách đây hơn 10 năm, thị trường bất động sản đang ghi nhận tình trạng: Giá neo ở đỉnh, nhưng thanh khoản dần co hẹp. Nhiều lo ngại thị trường địa ốc có thể lặp lại chu kỳ trước, bước vào giai đoạn đóng băng.
"Đóng băng" là từ để miêu tả lại diễn biến của thị trường bất động sản hơn năm trước. Đó là khoảng thời gian giá bất động sản lao dốc nhanh chóng, lượng giao dịch èo uột. Đó cũng là khoảng thời gian, bất động sản được nhận định bước vào giai đoạn đấy.
Trước khi bắt đầu đóng băng, thị trường địa ốc xảy ra cơn sốt cục bộ. Có thời điểm, giá đất tăng phi mã, người người, nhà nhà bất chấp đổ xô đi mua. Đến cuối năm 2010, sức nóng của thị trường dần hạ nhiệt. Khởi đầu là Nghị quyết số 11 về yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản của Chính phủ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2022 - 2027
Sáng 9/6, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ V (2022 - 2027) với phương châm “Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển”, mục tiêu đưa Hiệp hội không ngừng lớn mạnh trong giai đoạn tới.
Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2022 - 2027 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội, điểm cầu TP.HCM trong bối cảnh đất nước có nhiều chuyển biến lớn, với chính sách đổi mới hội nhập. Sau hơn 35 năm Đổi mới, đất nước có nhiều đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết XIII của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới để đến năm 2030, nước ta là nước đang phát triển có thu nhập cao. Đến năm 2045 là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, trong đó có đóng góp đáng kể của thị trường bất động sản.
Đại hội Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lần thứ V là Đại hội của tinh thần đổi mới, trí tuệ, phát triển. Đại hội nhằm đánh giá tổng kết lại nhiệm kỳ IV, đưa ra những phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ V.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hiến kế để Quảng Nam phát triển mạnh mẽ, gắn kết liên vùng
Theo ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Đây là lần đầu tiên Quảng Nam thực hiện quy hoạch tích hợp một khối lượng khổng lồ vào một đồ án quy hoạch.
Trong hai ngày 4 và 5/6, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý Báo cáo giữa kỳ Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong quá trình triển khai, Quảng Nam đã có tham khảo một số tỉnh bạn nhưng cách thức, nội dung, phương pháp thực hiện sẽ có sự khác nhau. Hội thảo góp ý giữa kỳ có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, các đơn vị… Ngoài các ý kiến liên quan đến dự thảo đồ án quy hoạch thì Quảng Nam còn mong muốn nhận được những đề xuất, ý kiến mang tính đột phá mới để nhằm cụ thể hóa hơn đồ án quy hoạch này.
Dự kiến cuối năm nay, tỉnh Quảng Nam sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đồ án quy hoạch. Đồ án quy hoạch tỉnh Quảng Nam không chỉ giải quyết việc phát triển chiến lược cho tỉnh Quảng Nam mà còn phục vụ cho việc phát triển cho các tỉnh, thành khác trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và cả nước vì Quảng Nam được xác định là một trong những địa phương làm động lực cho phát triển khu vực.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp bất động sản tăng tốc triển khai dự án mới
Giữa năm là thời điểm vàng để doanh nghiệp bất động sản tập trung phát triển dự án hướng tới hoàn thành kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của năm. Theo đó, hàng loạt dự án mới cũng đang rục rịch triển khai.
Sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, cuối năm 2021 và nửa đầu năm 2022, sau khi hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước trở về trạng thái bình thường, thị trường bất động sản dần sôi động trở lại, lượng khách hàng tìm kiếm, giao dịch cũng tăng dần.
Hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có sự phục hồi rõ nét. Đến thời điểm hiện tại, khoảng 800 sàn giao dịch đã trở lại hoạt động. Đáng chú ý, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những tháng đầu năm 2022, kinh doanh bất động sản là ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 47,2%. Số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 845 doanh nghiệp, tăng 92% so với cùng kỳ năm 2021. Trước nhiều động lực tăng trưởng, doanh nghiệp bất động sản cũng hướng đến các kế hoạch lạc quan để tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm 2022, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ dự án và mở rộng quỹ đất.
Sở hữu quỹ đất lớn nhất là Vinhomes với 16.800ha, gồm 13.000ha đất khu dân cư, văn phòng và 3.800ha đất khu công nghiệp. Theo tài liệu mới được công bố, Vinhomes có kế hoạch khởi động 3 dự án trong năm nay, gồm Vinhomes Dream City (Văn Giang, Hưng Yên), Vinhomes Wonder Park (Đan Phượng, Hà Nội) và Vinhomes Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất nền hạ nhiệt, nhiều chủ đầu tư âm thầm “quay xe”, bỏ cọc
Không còn cảnh người người đi mua đất như “trẩy hội”, từ vùng ven biển đến miền núi tỉnh Quảng Trị thời gian qua đất nền hạ nhiệt, nhiều người mua đất âm thầm bỏ cọc.
Những tháng giữa năm 2021 đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản trên địa bàn các tỉnh miền Trung nói chung, Quảng Trị nói riêng ghi nhận sức “nóng” kỷ lục khi giá đất vượt sàn cao ngất ngưởng.
Tuy nhiên, khác hẳn với một số vùng khi người mua, bán đất đông như “trẩy hội” thì nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng “đau đầu” vì hàng loạt lô đất sau khi hoàn tất thủ tục đấu giá, khách hàng chấp nhận bỏ cọc, không chịu nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất.