Aa

Bất động sản 24h: Hà Nội sẽ cân nhắc kỹ giá đền bù tái định cư dự án Vành đai 4

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 26/06/2023 - 11:45

Treo biển miễn trung gian, mặt bằng phố lớn vẫn khó tìm khách thuê; Hà Nội sẽ cân nhắc kỹ giá đền bù tái định cư dự án Vành đai 4... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Treo biển miễn trung gian, mặt bằng phố lớn vẫn khó tìm khách thuê

Dù sở hữu vị trí “vàng”, nhưng nhiều mặt bằng kinh doanh, nhà phố ở Hà Nội vẫn khó tìm khách thuê. Thay vào đó, chủ nhà chỉ thấy môi giới đến hỏi.

Ghi nhận của PV, nhiều mặt bằng vốn được kinh doanh sầm uất bậc nhất tại Hà Nội thì nay chịu cảnh đóng cửa, treo biển cho thuê, sang nhượng.

Tại nhiều tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Bạc, Cầu Gỗ, Đại Cồ Việt, Tạ Hiện… có tới hàng chục mặt bằng với giá vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/tháng tùy diện tích, vị trí đang treo biển cho thuê. Đáng chú ý, đa phần các tấm biển đều có dòng chữ “miễn trung gian”, “liên hệ chính chủ”.

Liên hệ với số điện thoại cho thuê nhà trên phố Tạ Hiện, người này cho biết: “Rất nhiều môi giới gọi đến nhưng không hiệu quả. Treo biển vài tháng vẫn chưa chốt được ai nên tôi ghi thêm dòng chữ đó, khách có nhu cầu tự liên hệ, có thiện chí thì tới xem. Với lợi thế lớn là tệp khách hàng nước ngoài thường xuyên lui tới, mặt bằng ở đây có bán gì cũng không lỗ”.

Tại phố Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng, Hà Nội), anh L.H - chủ nhà cho biết, hiện gia đình anh cho thuê diện tích 240m2, bao gồm 2 tầng, nhà sạch đẹp, đã sửa chữa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

VCCI ủng hộ việc giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước

VCCI cho biết, cơ quan này “hoàn toàn ủng hộ việc giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 cho người dân và doanh nghiệp. Đây là chính sách tài khoá rất phù hợp trong bối cảnh suy thoái kinh tế của Việt Nam hiện nay”.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 5999/BTC-QLCS của Bộ Tài chính về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 07/NQ-CP và dự thảo Quyết định của Thủ tướng sửa đổi Quyết định 01/2023/QĐ-TTg về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022.

VCCI ủng hộ việc giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho người dân và doanh nghiệp.
VCCI ủng hộ việc giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho người dân và doanh nghiệp. (Ảnh: Tài chính Doanh nghiệp)

Theo đó, VCCI “hoàn toàn ủng hộ việc giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 cho người dân và doanh nghiệp. Đây là chính sách tài khoá rất phù hợp trong bối cảnh suy thoái kinh tế của Việt Nam hiện nay”.

Về đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, VCCI đề nghị lựa chọn phương án 1, tức là giảm cho tất cả tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trực tiếp dưới hình thức trả tiền hằng năm.

“Phương án này sẽ giúp đơn giản hoá thủ tục hành chính, do không cần thêm bước phân loại đối tượng nào bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đồng thời giảm rủi ro pháp lý cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế trong quá trình áp dụng”, văn bản góp ý của VCCI nêu rõ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Một trật tự mới của ngành xây dựng đang hình thành

Cuộc tranh giành ngôi vị bá chủ ngành xây dựng vẫn là cuộc đua song mã giữa Coteccons và Hòa Bình. Tuy nhiên, ở phía sau của 2 gã khổng lồ này, các vị trí đã có sự đảo lộn đáng kể.

Coteccons và Hòa Bình là hai “ông trùm” xây dựng của Việt Nam suốt mười mấy năm qua. Cả hai đã cùng tạo nên giai đoạn kì vĩ của ngành khi liên tục có mức tăng trưởng tính bằng lần. Với Hòa Bình, đó là “thập niên vàng” 2008 – 2018 với mỗi 5 năm, doanh thu lại tăng gấp 5 lần, từ 696 tỷ đồng lên 18.299 tỷ đồng. Còn với Coteccons, trong cùng giai đoạn trên, mỗi 5 năm, doanh thu lại tăng gấp 3 - 4 lần, từ 1.823 tỷ đồng lên 28.560 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ năm 2019, cả hai cùng giảm tốc, rồi thay nhau lâm vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng đến sớm hơn với Coteccons, khi “cuộc chiến cung đình” xảy ra trong giai đoạn 2019 - 2020, với kết cục là nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương rời đi, để lại một đống đổ nát. Coteccons từ đỉnh cao doanh thu 28.560 tỷ đồng (2018), rơi một mạch xuống 9.078 tỷ đồng (2021). Trong khi đó, Hòa Bình dù lâm vào khủng hoảng, nhưng đà rơi doanh thu chậm hơn, từ đỉnh cao 18.609 tỷ đồng (2019) xuống 11.355 tỷ đồng (2021). Nhờ vậy, năm 2021, Hòa Bình đã soán ngôi Coteccons để trở thành doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam (xét theo doanh thu, lợi nhuận và cả giá trị vốn hóa).

Song, chỉ một năm sau đó (2022), Hòa Bình lại đi vào đúng vết xe đổ của Cotecons khi nội bộ xảy ra “cuộc chiến vương quyền”. Mặc dù Chủ tịch Lê Viết Hải đã dẹp yên cuộc “nội loạn” nhưng kết cục của cuộc chiến là cực kỳ thảm khốc khi Hòa Bình báo lỗ sau thuế tới 1.140 tỷ đồng đồng thời đánh mất ngôi vị số 1 mới giành được vào lại tay Coteccons (cả trên 3 khía cạnh doanh thu, lợi nhuận, giá trị vốn hóa). Trong lịch sử ngành xây dựng Việt Nam, có thể nói chưa khi nào có một cuộc đổi ngôi lạ lùng đến vậ

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội sẽ cân nhắc kỹ giá đền bù tái định cư dự án Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố sẽ cân nhắc kỹ lưỡng việc đưa ra chính sách và mức giá đền bù tái định cư phục vụ xây dựng dự án đường Vành đai 4.

Ngày 25/6, TP. Hà Nội khởi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đây là công trình thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia. Trên 2.200 hộ dân sẽ bị thu hồi đất ở để phục vụ cho việc xây tuyến đường trọng điểm này.

Thành phố Hà Nội đã chuẩn bị 9 khu tái định cư với quy mô 36,3ha để bố trí tái định cư cho các hộ dân. Điểm thuận lợi là các hộ dân đều rất đồng thuận. Không chỉ những người phải di dời để giải phóng mặt bằng cho Vành đai 4, mà ngay cả những hộ dân phải giải tỏa để làm khu tái định cư cho dự án cũng rất ủng hộ.

Lễ khởi công dự án Vành đai 4 được tổ chức tại đại lộ Thăng Long đoạn đi qua xã Song Phương, huyện Hoài Đức. (Ảnh: Dân trí)
Lễ khởi công dự án Vành đai 4 được tổ chức tại đại lộ Thăng Long đoạn đi qua xã Song Phương, huyện Hoài Đức. (Ảnh: Dân trí)

Ông Phạm Văn Đề (cụm 5, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội), chủ khu vườn cho biết, mặc dù mức đền bù cho phần đất vườn nhà ông vẫn còn thấp so với thị trường, nhưng gia đình ông vẫn quyết định nhận đền bù và thu hoạch nốt hoa màu để bàn giao mặt bằng xây dựng khu tái định cư cho dự án đường Vành đai 4.

Hà Nội đã giải phóng được 84% mặt bằng xây dựng Vành đai 4, vượt tiến độ đề ra và nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân.

Cách đây mấy tháng, gia đình ông Cành (cụm 1, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội) đã nhận đền bù toàn bộ phần đất ruộng và di chuyển mồ mả của dòng họ để bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho dự án. Còn phần đất ở vừa mới xây nhà được mấy năm và vẫn còn nợ gần 600 triệu đồng, ông không khỏi lo lắng vì không biết sẽ được đền bù bao nhiêu và được tái định cư như thế nào.

"Tôi mong muốn làm sao giá đất đền bù phù hợp với người dân", ông Nguyễn Văn Cành, cụm 1, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội, cho biết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyên gia: TP.HCM đã có "chiếc áo" rộng hơn để phát triển siêu đô thị

Sau nhiều năm được đánh giá phải mặc một “chiếc áo” quá chật so với một siêu đô thị, với những cơ chế đặc thù mới được Quốc hội thông qua, TP.HCM kỳ vọng sẽ phát triển nhanh hơn.

“Nhiều cơ chế chính sách đối với TP.HCM đã trở thành "chiếc áo quá chật", cản trở sự phát triển. Do đó, dự thảo Nghị quyết mới đã đề xuất cơ chế phát triển phù hợp hơn với một siêu đô thị. Nghĩa là chúng ta có một chiếc áo rộng hơn để phát triển một siêu đô thị như TP.HCM”, TS. Trần Du Lịch nói.

Bình luận về Nghị quyết mới về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM được Quốc hội thông qua bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng ủng hộ Nghị quyết và cho rằng từ này, TP.HCM sẽ có một “chiếc áo” rộng hơn, phát triển xứng tầm là đô thị lớn nhất cả nước, đóng góp về GDP và thu ngân sách luôn dẫn đầu.

Nghị quyết mới của Quốc hội trao cho TP.HCM nhiều cơ chế đột phá về thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ chế tài chính, tổ chức bộ máy…

"Từ lâu TP.HCM đã có phần hụt hơi về phát triển, không được như kỳ vọng về một siêu đô thị, thành phố lớn nhất cả nước. Tôi cho rằng Nghị quyết mới là rất cần thiết, kịp thời, làm sao để TP.HCM phát triển xứng tầm hơn nữa, đầu tàu của cả nước đi nhanh hơn nữa”, ông Phạm Văn Hòa nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top