Aa

Bất động sản 24h: Hà Nội tiếp tục tắc nguồn cung nhà đất

Thứ Bảy, 30/04/2022 - 08:29

Hà Nội tiếp tục tắc cung nhà đất; Thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng thấp từ nay đến cuối năm … là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Hà Nội tiếp tục tắc cung nhà đất

Thiếu hụt nguồn cung căn hộ sơ cấp là vấn đề thị trường Hà Nội đang phải đối mặt, từ đó dẫn tới giá nhà liên tục tăng và người dân ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2022 của CBRE Việt Nam cho biết, có khoảng 3.500 căn hộ chung cư mở bán trong quý đầu năm, giảm 39% theo quý và 20% theo năm.

Phần lớn nguồn cung mới đến từ giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu (6 dự án), mà chủ yếu là 2 đại dự án của Vinhomes là Vinhomes Smart City và Vinhomes Ocean Park (đã bao gồm cả những dự án thành phần được chuyển nhượng cho chủ đầu tư khác như Masterise Homes hay MIK Group).

Có một số dự án mới được chào bán lần đầu ra thị trường như Harmony Square tại Nguyễn Tuân hay The Summit Buildings tại Trần Duy Hưng, nhưng số lượng hạn chế, chỉ vài trăm sản phẩm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng thấp từ nay đến cuối năm

Bất lợi” đó là kịch bản mà thị trường bất động sản sẽ phải đối mặt trong ngắn hạn khi một loạt động thái điều chỉnh kênh đầu tư này xuất hiện như siết tín dụng bất động sản, siết phân lô bán nền… Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, đó là cái giá mà thị trường địa ốc phải trả giá sau một thời gian phát triển nóng nhưng về dài hạn, đây là sự điều chỉnh cần thiết.

Tất cả các phân khúc từ nhà ở, bất động sản nông nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng và các phân khúc khác sẽ bị tác động bởi những chính sách, quy định vừa qua. Rõ ràng, các chính sách siết lại thị trường bất động sản đã tác động trực diện đến sự phát triển của kênh đầu tư này, tạo ra gánh nặng cho các thành phần kinh tế đang có nhu cầu lớn về bất động sản, trong đó có người dân.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Bẫy” thổi giá, sốt đất ảo luôn rình rập các nhà đầu tư

Các cơn đất sốt ảo, chiêu trò thổi giá vẫn luôn tiềm tàng và bùng phát ở khắp mọi nơi, mặc dù đã có những biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để tình trạng nhiễu loạn thị trường này.

Theo phản ánh gần đây, một số hiện tượng thổi giá, sốt đất ảo đang nhen nhóm trở lại với hình ảnh tấp nập, chen chúc nhau tại các khu đất đấu giá, những nơi xuất hiện các quy hoạch dự án, hay những khu vực vùng ven… đẩy giá đất tại các khu vực đó lên gấp 3 - 4 lần so với năm trước. Đồng thời, cũng xảy ra tình trạng người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, giao dịch đất nền trái phép, vi phạm trật tự xây dựng…

Một trong những phương thức được giới đầu cơ ưa sử dụng chính là gom đất san nền, phân lô, tách thửa, làm giá chào bán tràn lan, tạo tâm lý đám đông gây nhiễu loạn thị trường bất động sản… Thực tế là tại các địa bàn có chuyển biến về quy hoạch, dự án giao thông, các công trình xây dựng… thì tỷ lệ gia tăng của các sản phẩm bất động sản thường không vượt ngưỡng 30 - 50%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đâu là xu hướng đầu tư tại thị trường bất động sản Hải Phòng năm 2022?

Hải Phòng là một trong những địa phương giàu tiềm năng và thế mạnh về bất động sản với 5 hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không, trong đó có Cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện và Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Vì vậy, dù phát triển muộn hơn so với các đô thị lớn khác như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, song thị trường bất động sản Hải Phòng không hề bị tụt lại phía sau bởi tốc độ phát triển nhanh và có những yếu tố đột phá.

Chia sẻ tại một diễn đàn mới đây, ông Nguyễn Quang Văn, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng (HPREA) cho biết, trong 5 năm gần đây, tổng mức đầu tư của các dự án bất động sản trên địa bàn tăng trên 10 lần so với những năm trước đó, tỷ lệ tăng trưởng đạt bình quân hằng năm trên 25%. Đặc biệt trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng GDP của Hải Phòng vẫn đạt tỷ lệ 12,38%, đứng đầu cả nước, tổng thu ngân sách trên 90.000 tỷ đồng, thu nội địa trên 37.000 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lành mạnh hoá thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Bắt chuột không làm vỡ bình"

Việc xử lý các vi phạm trên TTCK chỉ là cá biệt và riêng lẻ, đây là hành động cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành, ổn định thị trường vốn, thị trường tài chính và TTCK, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, trong quá trình đó, các cơ quan chức năng cũng cần quán triệt thấu đáo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không lạm dụng, hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế trên TTCK; kể cả nhà đầu tư hay doanh nghiệp đã có những sai phạm thì cũng được tạo điều kiện để khắc phục và ổn định sản xuất kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp bất động sản phát triển trở lại, bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư cổ đông và việc làm cho người lao động, duy trì động lực phục hồi và phát triển kinh tế...

Nói cách khác, việc “gợn đục khơi trong”, “bắt sâu nhổ cỏ” là cần thiết, song “đánh chuột không được làm vỡ bình” cũng là yêu cầu thực tế đặt ra cấp thiết trong quản lý quá trình phát triển lành mạnh và bền vững TTCK nói chung, thị trường trái phiếu DN nói riêng ở nước ta.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top