Ham lãi cao không bán sớm, chủ đất ngộp thở trong đống nợ
Thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài nhiều tháng qua, khiến không ít nhà đầu tư không bán được đất, rơi vào cảnh "đứng ngồi không yên" do áp lực từ các khoản vay mượn.
Thực tế, từ khoảng đầu quý II/2022, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng trầm lắng, ít thanh khoản, đặc biệt như ở nhiều phân khúc đất nền. Không ít phân khúc bất động sản đã xuất hiện tình trạng giảm giá, cá biệt có không ít nhà đầu tư phải rao bán giá cắt lỗ, giảm sâu.
Anh Nguyễn Văn Huy (đang sống ở Hà Nội) chia sẻ, cuối năm 2021, anh cùng nhóm bạn tham gia đầu tư đất nền ở một số tỉnh phía Bắc. Đến đầu năm 2022, các lô đất nền đã mua được trả giá cao tới 20 - 30%, cá biệt có lô tới 50% do có vị trí đẹp.
"Thời điểm đó, thị trường rất "nóng", cả nhóm tính chưa bán vội mà chờ giá tăng thêm. Tuy nhiên, chỉ đến khoảng tháng 4/2022, thị trường đột ngột trầm lắng do các chính sách kiểm soát tín dụng. Số nhà đầu tư, môi giới quan tâm tới các lô đất của chúng tôi cũng ít dần", anh Huy kể.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Xây dựng kiến nghị loạt giải pháp cho thị trường bất động sản
Để đảm bảo thị trường bất động sản trong thời gian tới tiếp tục phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, Bộ Xây dựng đề xuất, kiến nghị một số giải pháp, nhiệm vụ. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục khẩn trương, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn lành mạnh, bền vững; Thông báo Kết luận số 242/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp; Công điện số 1164/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở và các Nghị quyết, Công điện, Kết luận, văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có tác động trực tiếp hoặc tác động tương hỗ đến thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thủ tục pháp lý các dự án bất động sản. Đẩy mạnh công tác công bố, công khai, minh bạch các thông tin, nhất là kịp thời tuyên truyền, phổ biến, công bố công khai các chính sách, quy định, giải pháp mới của Nhà nước về tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, tình hình thị trường bất động sản.
Cụ thể, Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực do Bộ này quản lý. Nghiên cứu đề xuất ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ;
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều xung lực cho thị trường bất động sản năm 2023
Dù trải qua một năm 2022 khó khăn về nguồn cung, thanh khoản, giao dịch, tuy nhiên, nhờ những chính sách điều hành linh hoạt, thị trường bất động sản đã có thêm nhiều xung lực để có thể phục hồi trong năm 2023.
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý IV/2022 và cả năm 2022. Theo đó, trong năm 2022, các dự án bất động sản mới được cấp phép tiếp tục giảm so với các năm 2021 khiến nguồn cung bất động sản, nhà ở đặc biệt là nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp vẫn còn hạn chế.
Về số lượng các dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản được cấp phép, đang triển khai, đã hoàn thành, Bộ Xây dựng thống kê, cả nước có 126 dự án nhà ở thương mại với 55.732 căn hộ được cấp phép (số lượng dự án bằng khoảng 52,7% so với năm 2021); có 466 dự án với 228.029 căn hộ đang được triển khai xây dựng (bằng khoảng 47,7% so với năm 2021); có 91 dự án với 18.206 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (bằng khoảng 55,2% so với năm 2021).
Nhà ở xã hội có 9 dự án được cấp phép mới trên cả nước với quy mô 5.526 căn hộ; có 114 dự án với 6.196 căn hộ đã hoàn thành xây dựng; có 27 dự án với 8.245 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo thông báo của các Sở Xây dựng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
OneHousing và bộ ba công cụ "bom tấn" thay đổi hành trình giao dịch bất động sản
Quá trình thực hiện một giao dịch bất động sản thường rất tốn kém cả về chi phí thời gian và công sức, đến mức người ta thậm chí phó mặc "có duyên thì mới mua được". Nhưng với OneHousing, đó là một hành trình có thể số hóa và giúp khách hàng ra quyết định không chỉ nhanh hơn, mà còn chính xác hơn.
Theo một nghiên cứu gần nhất của Phòng nghiên cứu thị trường OneHousing, người Việt Nam sinh sống tại các khu đô thị lớn mất từ 4 - 9 tháng để tìm kiếm và mua thành công một căn nhà.
Đầu tiên, họ phải tìm chọn được căn nhà đạt được tất cả mục tiêu của cuộc đời trong giai đoạn đó. Hai là phải tìm kiếm một người tư vấn đủ giỏi và có thể tin cậy được. Chốt được hai điều đó, họ sẽ đối mặt với câu hỏi tiếp theo: Ngân sách mua nhà từ đâu? Vay và trả thế nào?
Bất động sản là ngành rất lớn và có nhiều dịch vụ (mua, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng...) và nhiều bên tham gia như người mua, người bán, người thuê và cho thuê, người môi giới. Một đặc trưng của bất động sản ở Việt Nam là thông tin có ở rất nhiều nơi và dữ liệu không thống nhất với nhiều quy trình khác nhau. Điều này khiến việc phân tích và tổng hợp tốn nhiều thời gian và công sức cho tất cả các bên. OneHousing phát triển các giải pháp linh hoạt giúp thích ứng với sự đa dạng hóa đó bằng sức mạnh công nghệ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Làm nhà ở xã hội: Doanh nghiệp chỉ cần... cơ chế
Hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nhà ở đang được hoàn thiện nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở, đáp ứng phần lớn nhu cầu ở thực của người dân. Song, trên thực tế, nguồn cung - cầu các sản phẩm nhà ở trong vài năm trở lại đây có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt với phân khúc căn hộ có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Trong khi nhu cầu mua nhà ở thực của người dân rất lớn thì nguồn cung lại thiếu hụt trầm trọng, ngược lại nguồn cung phân khúc căn hộ hạng sang lại đang dư thừa. Sự phát triển không đồng đều của thị trường, dẫn đến giấc mơ an cư của người dân tại các thành phố lớn trở nên vô cùng khó khăn bởi mức thu nhập của họ không đủ khả năng mua nhà.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch pha cung - cầu, lệch pha giữa các phân khúc, khan hiếm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội là do cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc, bất cập. "Núi" thủ tục trong việc triển khai nhà ở xã hội đang khiến các doanh nghiệp phát triển dự án nản lòng.
Để nhìn nhận sâu hơn về câu chuyện này, Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành.