Hết thời đầu tư lướt sóng bất động sản tại TP.HCM, nhà đầu tư "ngồi chơi xơi nước"
Anh Trần Văn T., một nhà đầu tư lâu năm ở TP.HCM cho biết đã 5 tháng trôi qua anh và nhiều người khác chung nhóm đầu tư đất nền, nhà phố ở khu vực TP.HCM “ngồi chơi xơi nước” khan hiếm sản phẩm để đầu tư lướt sóng.
Anh T. kể, vào năm 2008 có những tháng anh T. và nhóm bạn mua đến cả chục căn nhà phố với giá từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng, sau đó cho sửa chữa và bán ra hưởng khoản tiền chênh lệch từ 200 triệu - 1 tỷ đồng sau ít tháng đầu tư. Cũng trong năm đó, anh T. mua đến vài chục lô đất nền ở các Quận 3, Quận Phú Nhuận, Gò Vấp… để đầu tư và thu về khoản tiền chênh lệch không hề nhỏ nhờ cơn sốt tăng giá đất chóng mặt.
Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu năm 2019 thì thị trường bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. Anh T. và nhóm bạn mua nhiều lô đất, nhà phố nhưng không thể ra hàng do giá leo thang quá cao vượt tài chính của nhiều gia đình trẻ. Trong khi đó, các nhà đầu tư lại chuyển qua kinh doanh các lĩnh vực khác vì lo ngại bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Top 10 sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản năm 2019
Từ cơn sốt đất nền vùng ven đô thị lớn đến sự sụt giảm nguồn cung nhà ở, những nốt trầm trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hay sự xuất hiện của hàng loạt đại đô thị quy mô lớn, đô thị thông minh... thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua một năm 2019 nhiều biến động.
Năm 2019 được đánh giá là một năm có nhiều “nốt trầm” trên thị trường bất động sản Việt Nam. Sau giai đoạn nóng sốt ở nhiều phân khúc từ bất động sản nghỉ dưỡng đến đất nền, nhà phố… năm nay, thống kê trên các địa bàn, đặc biệt là những thị trường lớn, số lượng dự án mới rất nhỏ giọt, nguồn cung căn hộ chạm đáy trong 4 năm.
Cụ thể, theo ghi nhận từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, tính đến tháng 9/2019, thị trường TP.HCM tiếp tục xu thế bị sụt giảm, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%; không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư; chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%, so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời, chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.
Lấy ý kiến trong 3 ngày nhưng 2 tuần vẫn chưa sửa xong Nghị định 20
Sắp đến kỳ hạch toán năm tài chính 2019, hàng ngàn công ty vẫn "mòn mỏi" đợi Nghị định 20 sửa đổi. Trong khi đó, đã ba lần Thủ tướng nhắc, hàng loạt doanh nghiệp "kêu trời" suốt 2 năm vì đội chi phí, giá thành tăng, suy giảm cạnh tranh, mất thị phần..., song việc sửa đổi quy định khống chế lãi vay dường như vẫn "dậm chân tại chỗ".
Vào giữa tháng 5/2019, tại một hội thảo, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp cho biết: “Trong 2 tuần nữa, chúng tôi sẽ có thông tin báo cáo về Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20 lên Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp cần khai bổ sung, khai điều chỉnh theo Nghị định 20 để tránh bị phạt sai phạm 20%, không có việc không thực hiện Nghị định của Chính phủ”.
Tuy nhiên, thời gian 2 tuần đã trôi qua từ lâu nhưng vẫn không có câu trả lời chính xác là có sửa đổi Nghị định 20 hay không. Tiếp đó tại kết luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết ngành tài chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng ngành tài chính cần lưu ý về công tác xây dựng thể chế, ban hành văn bản.
Theo Phó Thủ tướng, công tác xây dựng thể chế, ban hành văn bản của ngành tài chính vẫn còn chậm, có văn bản không rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ngành cũng chưa kịp thời trình Thủ tướng, Chính phủ bãi bỏ hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi bổ sung các văn bản đang có vướng mắc.
Phó Thủ tướng đã dẫn ra vấn đề khống chế lãi vay đối với các doanh nghiệp liên kết quy định tại Nghị định số 20 như là một ví dụ. "Thủ tướng 3 lần đều nhắc đến chuyện này rồi", Phó Thủ tướng cho biết. Theo Phó Thủ tướng, nếu chờ sửa đổi bổ sung theo Luật Quản lý thuế thì chậm, nên chăng vướng đâu gỡ đó vì các doanh nghiệp kêu rất nhiều.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những "cái bắt tay" khiến thị trường 2020 không còn lo về vốn
Ngày 15/11/2019, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 1/1/2020. Như định hướng đưa ra từ đầu năm nay, nhà điều hành thực hiện việc siết lại giới hạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng, theo lộ trình rải ra cho đến năm 2022.
Thông tư trên quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: 1/1/2020 - 30/9/2020 là 40%; 1/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34%; từ 1/10/2022 là 30%. Cũng theo thông tư trên, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, một trong những điểm quy định của chính sách tiền tệ được chờ đợi trong năm nay đã chính thức chốt lại. Ngân hàng Nhà nước đặt một lộ trình khá dài (ba năm) để từng bước siết lại tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, nhằm tăng cường an toàn hệ thống và cụ thể về an toàn thanh khoản.
Tỷ lệ này nhiều năm trước đây cũng chỉ quy định 30%, nhưng từ năm 2014 đã bất ngờ được Ngân hàng Nhà nước nới rộng lên 60% để rồi từng bước siết lại như cũ những năm gần đây và kế hoạch tiếp tục trong ba năm tới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản dồn dập đón ‘sóng’ dữ, đại gia Việt thấm đòn đau
Năm 2019, thị trường căn hộ khách sạn (condotel) liên tiếp nhận nhiều “cú sốc”. Giữa năm 2019, việc chính quyền TP Đà Nẵng đưa ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài, đã cấp cho một dự án bất động sản nghỉ dưỡng của Công ty 586. Dự án phát triển trên đất có mục đích sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ, trong đó có căn hộ condotel. Trước đó UBND TP. Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel lâu dài trên đất ở không hình thành đơn vị ở. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đã kết luận việc cấp sổ đỏ cho các dự án condotel là trái quy định pháp luật, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Do đó, TP. Đà Nẵng đã đưa ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài và cấp lại sổ đỏ với thời hạn 39 năm cho dự án này do dự án đã đưa vào sử dụng 11 năm, tính từ năm 2008.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, một số địa phương trước đây đã cấp sổ đỏ có thời hạn sử dụng lâu dài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư phát triển mô hình condotel, biệt thự biển. Tuy nhiên, việc cấp sổ này đã vi phạm quy định của Luật Đất đai.
Ông Trần Minh Hoàng – Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Khu vực phía Nam cho rằng, sự kiện TP Đà Nẵng đưa ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài ít nhiều có tác động đến thị trường condotel và BĐS nghỉ dưỡng. Nó khiến phân khúc này bớt sôi động hơn do nhiều doanh nghiệp ngâm hàng chờ chính quyền thay đổi cơ chế pháp lý.