Aa

Bất động sản 24h: “Khoanh vùng” để vực dậy thị trường địa ốc

Thứ Năm, 24/11/2022 - 09:35

“Khoanh vùng” để vực dậy thị trường địa ốc; “Choáng” với đất đấu giá ven đô, giá lên tới 170 triệu đồng/m2... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

“Khoanh vùng” để vực dậy thị trường địa ốc

Thị trường bất động sản đang đối mặt với tình trạng chung là “tê liệt” niềm tin, thanh khoản “tắc” trên diện rộng, bất kể là sản phẩm tốt xấu, nhu cầu thực hay ảo, nên cần được “khoanh vùng” để có giải pháp hỗ trợ phù hợp.

“Thị trường quá khó. Không bán được hàng”. Đó là chia sẻ của hầu hết các doanh nghiệp địa ốc, đơn vị môi giới… với phóng viên khi nói về thị trường bất động sản hiện nay. 

Ông Vũ Lý Cung, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản DKRV Holdings cho biết, vài tháng trở lại đây, giống như bị một gáo nước lạnh dội vào, sức cầu tiêu dùng bất động sản đột ngột vụt tắt, nhiều thị trường trước đây từng có sức hấp dẫn lớn, nay thanh khoản gần như bằng không, bất kể đó là sản phẩm nào. 

“Thị trường đang bước vào chu kỳ ngủ đông - nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản, vì mất thanh khoản sẽ kéo theo hàng loạt khó khăn khác”, ông Cung nhận định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản

Tóm tắt chung về tình hình thị trường bất động sản trong năm 2022, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhìn nhận, cơ cấu sản phẩm bất động sản trên thị trường đang có những dấu hiệu của sự bất hợp lý, không phù hợp nhu cầu thực của đại bộ phận dân chúng, hàng hoá tồn kho trên thị trường chủ yếu là bất động sản cao cấp, đắt tiền. Giá bất động sản bị đẩy lên cao, không phù hợp với khả năng thanh toán cũng như nhu cầu của người dân. Áp lực tăng giá đầu vào của phát triển bất động sản rất mạnh, từ vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc nhân công, chi phí vốn. Mặt khác, nguồn vốn được coi là mạch máu, là nguồn oxy của thị trường đang có dấu hiệu hạn chế, khoá van.

"Nguồn cung trên thị trường đang có sự sụt giảm rõ rệt, trong 9 tháng đầu năm chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào thị trường, giao dịch tương đương khoảng 20% so với năm 2019", TS. Nguyễn Văn Đính cho biết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khơi thông nguồn vốn là đầu kéo để bất động sản thoát khỏi trầm lắng

Trải qua gần 11 tháng của năm 2022, thị trường bất động sản đã và đang đối diện với hàng loạt khó khăn. Tình hình kinh tế thế giới có sự điều chỉnh, Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát. Việc quản lý chặt chẽ dòng tiền vào bất động sản trong khi lãi suất huy động tăng cao, cùng các khó khăn về pháp lý chưa được giải quyết triệt để đã dẫn đến nghịch lý nguồn cung mới trên thị trường bất động sản khan hiếm nhưng tính thanh khoản vẫn thấp.

Điểm sáng của thị trường năm 2023 chỉ có thể đặt kỳ vọng vào việc tháo gỡ những vướng mắc pháp lý và khơi thông nguồn vốn để các dự án được đẩy nhanh tiến độ, đưa nguồn cung mới ra thị trường. 

Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam để có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình thị trường bất động sản hiện nay, đồng thời đưa ra một số dự báo về thị trường bất động sản năm 2023.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Choáng” với đất đấu giá ven đô, giá lên tới 170 triệu đồng/m2

Những năm gần đây, giá đất tại Đông Anh (Hà Nội) liên tục có sự biến động mạnh theo chiều hướng tăng lên. Từ đầu năm 2020, khi có thông tin công bố quy hoạch Khu đô thị ven sông Hồng, giá bất động sản tại nơi đây liên tục “nhảy múa”, thậm chí, chỉ trong thời gian ngắn đã có mảnh đất tăng gấp 2 lần.

Đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng cục bộ. Song, các phiên đấu giá đất ven đô vẫn liên tục có đỉnh giá mới, như phiên đấu giá đất ở Đông Anh vừa qua, mức giá lên tới gần 170 triệu đồng/m2.

Mới đây, tại Đông Anh, đã tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại điểm X7, xã Uy Nỗ. Đây được coi là khu "đất vàng" do nằm ngay trung tâm hành chính của huyện Đông Anh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần thể thế hóa đầy đủ Nghị quyết 18

Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã xác định cơ bản thực trạng, nguyên nhân trọng tâm về những bất cập trong công tác thu hồi đất và chỉ rõ những điểm cần khắc phục như: Xác định “mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”; vấn đề “bỏ khung giá đất”; “có cơ chế, phương pháp xác định theo nguyên tắc thị trường”, “bảo đảm tính độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất”làm rõ “trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong vai trò đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai”.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật Đất đai hiện nay tiếp thu chưa đầy đủ các định hướng quan trọng này. Nhằm đề xuất việc thể chế hóa trọn vẹn các định hướng trên của Nghị quyết 18-NQ-TW, nhiều điểm mấu chốt cần bổ sung trong Dự thảo Luật Đất đai như xác định các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; sửa đổi các quy định về giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm kéo giảm khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai vốn có xu hướng ngày càng gia tăng và phức tạp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top