Không để ''chảy máu'' nguồn lực đất đai
Về vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, gây khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân…”.
Vấn nạn đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí… không mới, nhưng luôn là vấn đề “nóng”. Những câu chuyện “chảy máu” nguồn lực đất đai, “đất vàng” bỏ hoang lãng phí… nhiều lần làm “nóng” nghị trường Quốc hội, nhưng vẫn chưa có giải pháp căn cơ. Thậm chí có nhiều vụ việc sử dụng đất không đúng mục đích kéo dài trong nhiều năm không được giải quyết triệt để, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rất đáng lo ngại, đất đai vẫn là “miếng mồi ngon” cho tham nhũng, tiêu cực.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cần rà soát pháp luật để kiểm soát giá đất
Các cơ quan có thẩm quyền và những chủ thể liên quan trong quá trình xác định giá đất cụ thể cần phải nâng cao tính độc lập, quyết liệt hơn trong việc thực thi nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.
Có thể thấy, hiện tại, để thị trường bất động sản phát triển bền vững thì hệ thống pháp luật điều chỉnh như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu giá tài sản đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần to lớn mang lại sự tin cậy và minh bạch cho thị trường.
Để làm được điều này, rõ ràng việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đất đai, đăng ký đất đai, chính sách về giá đất cũng như việc loại bỏ những quy định pháp luật rườm rà, chồng chéo của các văn bản pháp luật là cần thiết. Bởi:
Trong đó, giá đất do Nhà nước xác định bao gồm: Khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể quyết định trong từng trường hợp mang tính cá biệt.
Loại giá này đóng vai trò quan trọng, làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tính tiền bồi thường khi thu hồi đất, tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất và một số trường hợp khác.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản là ngành quan trọng với nền kinh tế, chỉ nên siết tín dụng với hoạt động đầu cơ, dự án ảo
Chính sách quản lý tín dụng đối với thị trường bất động sản cần phân biệt các đối tượng, mục tiêu rõ ràng, tránh dàn hàng ngang, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của các doanh nghiệp chân chính.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đóng góp của thị trường bất động sản trong GDP giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 14%. Bất động sản từ lâu được coi là động lực chính của nền kinh tế, có khả năng lan tỏa mạnh mẽ đến 40 ngành kinh tế quan trọng khác. Do đó, nếu thị trường bất động sản bị đình trệ, đồng nghĩa với việc cả nền kinh tế sẽ đình trệ theo.
Từ góc độ hoạt động của doanh nghiệp, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên Tập đoàn Vingroup diễn ra sáng 11/5 vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vingroup cũng khẳng định, bất động sản là ngành quan trọng của nền kinh tế và có đến 270 ngành nghề phụ trợ khác đi theo.
Trả lời câu hỏi về động thái thắt chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản của Chính phủ cũng như lo ngại chính sách đất đai có thể thay đổi trong tương lai, lãnh đạo Tập đoàn Vingroup cho rằng, chính sách càng hoàn thiện, minh bạch, chặt chẽ thì những doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp làm ăn chân chính càng dễ làm, càng thuận lợi và có cơ hội phát triển. Đơn cử như Vinhomes, doanh nghiệp chú trọng phát triển mạnh các giá trị và dịch vụ về sau chứ không phải là đất đai.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường đất nền không còn tăng nóng?
Trong vòng xoáy “thanh lọc” của thị trường bất động sản, đất nền vẫn được đánh giá là một trong những phân khúc sôi động. Tuy nhiên đến hiện tại, mức giá ghi nhận không còn tăng nóng so với hồi đầu năm 2022.
Báo cáo mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho hay, vào thời điểm quý I/2022, thị trường đất nền khá sôi động với mức độ quan tâm cả nước tăng 4% so với thời kỳ trước Covid-19 (quý I/2019). Nhiều địa phương gia tăng đáng kể cả về lượt tìm mua lẫn giá rao bán đất như tại Khánh Hòa, Bình Thuận, Thanh Hóa. Tuy nhiên, bước sang tháng 4/2022, mức độ quan tâm đến sản phẩm đất bán trên cả nước đã giảm đến 18% so với tháng liền trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021.
Bàn về dấu hiệu hạ nhiệt này, chuyên gia Batdongsan.com.vn cho rằng, thời gian qua diễn ra nhiều biến số bất ngờ của thị trường như những thông tin tiêu cực về vi phạm của một số doanh nghiệp bất động sản lớn, cơ quan quản lý Nhà nước siết chặt hơn quy định về thuế, kiểm soát phân lô bán nền và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu siết nguồn tín dụng vào bất động sản là những lý do khiến người mua và nhà đầu tư bất động sản có tâm lý thận trọng hơn.
Đáng chú ý, ghi nhận trước đó của đơn vị này còn cho thấy, dòng tiền đầu tư đất nền đang có xu hướng dịch chuyển vào khu vực miền Trung. Theo đó, trong khi mức độ quan tâm đất nền phía Bắc và phía Nam giảm lần lượt 11 và 12% thì lượng quan tâm đất nền miền Trung tăng 14%. Các tỉnh thành có lượt quan tâm mạnh nhất là Đắk Lắk 58%, Khánh Hòa 48%, Bình Thuận 44%...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiễu loạn thị trường bất động sản
Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã, đang diễn ra tình trạng “sốt đất” (chủ yếu đất nền) và có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng sốt đất.
uy có những mặt tích cực nhưng tình trạng sốt đất tại các địa phương ở Tây Nguyên về trước mắt cũng như lâu dài để lại nhiều hệ lụy như: gây khó khăn trong thực hiện và quản lý quy hoạch; tăng chi phí giải phóng mặt bằng; tranh chấp, khiếu kiện; thất thu thuế; người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số bán tư liệu sản xuất làm phát sinh các vấn đề xã hội tiêu cực...
Tình trạng trên đòi hỏi chính quyền các tỉnh Tây Nguyên phải có những biện pháp mạnh để ngăn chặn “sốt đất ảo” nhằm tránh rủi ro cho nhà đầu tư, khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.